Vòi bạch tuộc đa cấp

TP - Tổng cộng có 32 công ty đa cấp hoạt động theo mô hình dụ người tham gia bán hàng kiểu truyền thống đã bị rút giấy phép và phải đóng cửa trong vòng gần 2 năm trở lại đây. 

Báo cáo của cơ quan quản lý cho thấy, nhiều tỷ đồng tiền phạt đã được thu về cho ngân sách, nguồn thu của các công ty đa cấp sụt giảm mạnh. Nguồn thu màu mỡ từ dụ mị người tham gia không còn được như trước trong khi người dân và cơ quan quản lý cảnh giác và siết nên các công ty đa cấp “gặp khó”.

Những tưởng mọi sự đã êm sau khi Bộ Công Thương xây dựng nghị định mới bổ sung một số hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp với chế tài tăng tối đa 10 lần mức xử phạt vi phạm về kinh doanh đa cấp thì mối lo sẽ giảm bớt. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Ngay sau khi nhiều công ty đa cấp bất chính bị bóc mẽ thì lại mọc lên những biến tướng mới của đa cấp, với cách thức hoạt động tinh vi hơn trước. Các mô hình kinh doanh đa cấp mới với đủ chiêu trò tinh vi xuất hiện như vòi bạch tuộc, “đi tắt đón đầu” các quy định mới được Chính phủ thông qua, tiếp tục bủa vây các con mồi béo bở tham lợi nhuận.

Một trong những hình thức “lách luật” này là bán dịch vụ thông qua hình thức kinh doanh đa cấp. Với mô hình đa cấp mới, những người bị “ăn quả lừa” thường bị che mắt bởi giá trị lợi nhuận rất cao, trong khi thậm chí còn không biết sản phẩm mà mình mua thực chất là gì.

Đến nay không có một cơ quan nào có thể thống kê được các mô hình đầu tư tài chính đa cấp kiểu mới đã hút bao nhiêu tiền từ người dân. Có điều được khẳng định: Số tiền huy động được chắc chắn không hề nhỏ. So với các mô hình đa cấp cũ, kiểu đầu tư tài chính đa cấp vẫn có đất “tung hoành” khi chiêu dụ người tham gia với chiêu trò: Bỏ tiền đầu tư sẽ có lợi nhuận, muốn rút khỏi hệ thống thì rút. Kiểu tham gia đầu tư tài chính để hưởng hoa hồng và hưởng thêm hoa hồng từ việc chiêu dụ người khác tham gia khiến nhiều người chắc mẩm mình chỉ có lời chứ không mất đồng nào khi tham gia.

Nhưng mấy ai hiểu, sau tấm màn nhung huy động vốn, các mô hình tài chính này cũng sẽ thu phí khi nhà đầu tư muốn rút tiền ra. Nhiều người chỉ nhìn thấy mức sinh lợi hấp dẫn mà không nhìn thấy các khoản chênh lệch nộp vào - rút ra và phí quản lý đã khiến khoản tiền “đầu tư” mình nộp vào đã lỗ ngay tức khắc.

Với các khoản phí “chặt đầu chặt đuôi” khiến người tham gia không muốn rút vốn sớm mà phải đợi đến khi tiền lãi tích tụ cao hơn mức phí mới có thể rút. Khoảng thời gian này đủ để doanh nghiệp chiêu dụ, mở rộng mạng lưới, ôm một khoản lớn tiền đầu tư rồi quét nhanh, rút gọn. Đến khi nhiều người tham gia muốn rút khoản đầu tư ra thì doanh nghiệp cũng biến mất.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.