Vợ ơi em có 'còn tem'?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Câu hỏi đó có rất nhiều biểu hiện, nhưng tựu trung lại nó đều phản chiếu một quan điểm đầy bất công giữa cánh đàn ông với chị em. 

Cũng lạ, công cuộc In tờ nét hóa, vi tính hóa đã khiến cho xã hội của chúng ta có một cuộc biển chuyển vô cùng lớn lao. Cứ thử ra đường vào những ngày kỷ niệm như Giáng sinh, Valentine…là biết, những ngày lễ đậm chất Tây Phương ấy tràn vào nam thanh nữ tú xứ ta và nhanh chóng được đón nhận một cách nồng nhiệt. Hệ quả của nó ngẫm cũng có nhiều thú vị. Người đô thị được một phen thấy thành phố trở nên năng động, ồn ã và đầy khí thế hơn. 

Cũng là những con phố đông nghẹt người, cũng là tiếng còi xe, tiếng ống khói hăng hái phụt ra từ đủ các “binh chủng” xe xuất phát từ những cửa hàng xe chính hãng, đến những lò độ nhớp nháp dầu mỡ… Thế nhưng những ngày lễ đó sẽ ngập tràn trai gái, ưỡn ẹo bên nhau, hờ hững eo nhau…nhìn nhau cười tít mắp, chẳng có những hằn học, chẳng thấy những nét mệt nhọc như những buổi tan tầm ngày thường. 

Cái sự mở mang tân tiến ấy còn hiện rõ ngay ở việc các nhà nghỉ, khách sạn từ sang trọng cho đến bình dân, từ bình dân cho đến tạm bợ tàu nhanh, cứ nhằm ngày tình nhân mà ùn ùn tăng giá. Thế mà lạ, cứ thấy nhan nhản trên mặt báo những biểu hiện trưng đầy ra ở các nhà nghỉ, khách sạn với dòng chữ in vội, in vàng: “Hết phòng”. 

Thực tình tôi cũng muốn mình như một ông bố tân thời mà mân mê bờ râu tự bảo: Chắc con cái nó vào đó để tâm sự cho yên tĩnh đấy mà. Nghe đến đây lại chợt liên tưởng tới mấy tay phóng viên thỉnh thoảng lại đút máy ghi âm vào bao quần, xộc vào các quán mát xa, hay những tụ điểm cung cấp dịch vụ mại dâm để viết bài. 

Bao nhiêu năm rồi, báo chí cũng kịp thay đổi biết bao thế hệ bạn đọc, biết bao phương thức làm báo, nhưng người ta vẫn thấy cách này hay cách khác, tay phóng viên nào cũng kết bài bằng một câu dạng như: “Đến đoạn cô nhân viên sờ soạng thân thể tôi, mớn trớn gợi ý làm chuyện gái trai. 

Lấy cớ đang mệt (hoặc có việc riêng, hoặc đúng lúc đó điện thoại đổ chuông…) tôi liền chui tọt ra ngoài”. Việc phóng viên vào ổ, đến đoạn gay cấn lại tìm cách chuồn ra nó cũng giống như việc ông bố tân thời đang nghĩ, con cái mình có vào nhà nghỉ, chắc cũng chỉ để tâm sự cho nó yên tĩnh thôi mà. Đôi khi nghĩ thể lại nhẹ lòng lắm lắm. 

Nói vòng vo thế, chứ thực ra chuyện tình dục gái trai thời này cũng không còn là chuyện trên phần tế nhị. Bằng chứng là thỉnh thoảng, trên một số trang tin điện tử hay các trang mạng xã hội lại rộ lên một vài clip quay cảnh làm tình của các em đang lứa trăng tròn, trăng náu…trăng rất máu…cho đến các anh chị sinh viên. Thôi thì khó chấp nhận đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì tình dục cũng là một nhu cầu tự thân của con người, mang tính bản năng giống nòi rất cao. Nó cũng như ăn ngủ, hay giải trí…chỉ có điều con người sử dụng nhu cầu đó, đối đãi với nó và dự trù rủi ro cho nó như thế nào thôi. 

Ấy thế, chuyện tình dục đã mở mang là vậy, nhưng mở cỡ nào đi chăng nữa, thoảng vẫn thấy đâu đấy những câu chuyện rải rác trên các mục trò chuyện, tâm sự mọc lên như nấm sau mưa tâm tình của những đấng mày râu như: “Bạn gái tôi không còn trinh nữa, tôi có nên bỏ cô ấy hay không?”. Bạn đọc khác nhanh nhảu hỏi lại: “Vậy trước khi quan hệ với bạn gái, bạn có còn là "trai zin" không ?”. Đáp: Tuổi này mà còn trai zin thì có mà gay hay liệt cần chiến đấu à. Câu trả lời đưa ra, nhận ngay được những ừ à đủ kiểu, kẻ đồng tình cho rằng: Con gái thì phải đoan chính hơn con trai. Kẻ không đồng tình thì lên án: Trước khi phán xét đức hạnh của người khác thông qua cái màng trinh, hãy nhìn lại chính mình đi đã. 

Một đồng nghiệp của tôi, vốn có gốc gác ở vùng Nam Định, nơi có địa danh Quất Lâm nổi tiếng với các đấng mày râu, nơi đã cùng với Đồ Sơn của Hải Phòng đi vào phát ngôn bất hủ của một lãnh đạo cục nọ là “Đồ Sơn và Quất Lâm không có mại dâm” có lần rỉ tai tôi: “Tôi khẳng định với ông, hơn 90% thanh niên mới lớn ở làng tôi mất trinh ở cái đất mà ông nọ phát biểu là không có mại dâm ấy”. 

Ấy thế, so sánh lại thì thấy. Chị em ta đa số mất cái ngàn vàng cho những mối tình sâu đậm ban đầu, còn anh em thì ngược lại, đa số cho đi với một sự tò mò, háo hức, tìm kiếm trải nghiệm của đấng nam nhi. Đôi khi yêu cầu “em vẫn còn tem” với người tình của mình xuất phát từ một đòi hỏi đầy chính đáng của cánh đàn ông, đó là chỉ số đo đức hạnh của bạn tình mình. Đôi khi, đối với một số người khác lại là chỉ số thành tích để khoe mẽ với bạn bè, kiểu như: “Tao vừa phá tem một em Hà Nội đấy”. 

Với tiêu chí thứ nhất, cô gái còn tem thì như một bảo chứng để cho thấy sự đoan chính của mình và nhanh chóng được người đàn ông thừa nhận. Người đàn ông lấy được người vợ còn tem, thì khi là người đầu tiên bước chân vào mê hồn khoái lạc của người phụ nữ cũng như bước chân vào một vùng đất chưa có ai đặt chân đến. Họ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn, cảm thấy quyền sở hữu, ý thức chủ quyền đối với người con gái của mình cao hơn. Cái tôi của người đàn ông hợp với cái vị kỷ của bản thân trở thành một rào cản để họ đến với người con gái mình yêu. 

Tôi từng đọc trên mạng một câu chuyện rằng, đêm đầu tiên vợ chồng, người chồng sau khi phát hiện vợ không còn là con gái đã trục xuất vợ về nơi sản xuất. Trong lúc lên tiếng chì chiết vợ, ông chồng cũng khoe luôn thành tích, đời thằng này cũng đã từng ba người đàn bà dâng hiến cái ngàn vàng rồi, nhưng thằng này không chịu được một người vợ đã ăn nằm với thằng khác trước. Thật cám cảnh cho ba cô gái đã dâng hiến cái ngàn vàng cho ông chồng nọ, bởi những người đàn ông mà họ gặp cũng có quan niệm như ông kể trên, thì đường hôn nhân của họ chắc cũng gập ghềnh, khổ ải lắm.  

Đối với một số ông chồng, khi phát hiện vợ đã mất tem thay vì “trả về nơi sản xuất” họ vẫn chấp nhận sống chung để bảo toàn hình ảnh gia đình, nhưng đi cùng với nó là những mâu thuẫn khó hóa giải.


Theo PLO
MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.