Vợ chồng tật nguyền nuôi con 6 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Anh Phú, chị Hằng đang chăm cháu Lam Phong tại Khoa Huyết học Lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương.
Anh Phú, chị Hằng đang chăm cháu Lam Phong tại Khoa Huyết học Lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương.
TPO - Đó là hoàn cảnh của cặp vợ chồng tật nguyền Nguyễn Văn Phú (sinh năm 1989) và Trịnh Thị Hằng (sinh năm 1990) ở Đội 1, thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đang nuôi con 6 tháng tuổi là Nguyễn Lam Phong mắc bệnh hiểm nghèo.

Anh Nguyễn Văn Phú sinh ra trong một gia đình nghèo, một mình mẹ nuôi 2 chị em anh nên hoàn cảnh cũng rất éo le. Khi được 8 tháng tuổi, anh bị bị sốt cao, co giật rồi bị biến chứng thành bại não, bị khèo chân trái và tay trái, giọng nói bị ngọng. Do ảnh hưởng của não nên thần kinh của anh không được ổn định. Ngày đi học tiểu học anh không theo kịp các bạn trong lớn nên mấy năm mới lên được lớp. Đến khi lên lớp 6 thì không tiếp tục học thêm được nữa, gia đình đành phải cho anh nghỉ học. Anh lớn lên trong sự bao bọc yêu thương gia đình rồi cứ như có nhân duyên trời đã định sẵn, anh gặp và lấy chị Trịnh Thị Hằng – một người cũng có cùng cảnh ngộ như anh.

Chị Trịnh Thị Hằng khi được 4 tháng tuổi cũng bị sốt cao và để lại di chứng. Thần kinh bị yếu, giọng nói cũng bị ngọng và chân bị khèo đi lại rất khó khăn.

Vợ chồng tật nguyền nuôi con 6 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo ảnh 1

Năm 2016, anh chị lấy nhau và sống rất hạnh phúc trong sự yêu thương, đồng cảm với nhau. Đến tháng 5/2017, chị Hằng sinh cháu Lam Phong. Lam Phong sinh ra trong hạnh phúc vỡ òa của cả gia đình và làng xóm. Ai biết chuyện của vợ chồng anh Phú, chị Hằng đều mừng cho anh chị vì bố mẹ tật nguyền nhưng lại sinh ra con hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng hạnh phúc đó chưa được bao lâu thì đột nhiên ngày 29/10/2017, cháu bị bệnh phải đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương và đang được điều trị tại P.801, Khoa Huyết học Lâm sàng. Qua các xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ kết luận Lam Phong đang mắc các bệnh hiểm nghèo: u trực tràng; gan to, lá nách to; xuất huyết đường ruột, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm họng cấp, giảm 3 dòng: tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu.

 Hiện tại, cháu Lam Phong đang bị thiếu máu trầm trọng, cứ hai ngày phải tiếp máu một lần. Chi phí chạy chữa cho cháu đã hết khoảng trên 20 triệu và đang tiếp tục làm các xét nghiệm, cộng hưởng từ, ....Toàn bộ chi phí nhập viện cho cháu hoàn toàn bằng tiền vay mượn anh em chú bác. Anh Phú, Chị Hằng bị tật nguyền nên không làm được gì để có thêm thu nhập.

Vợ chồng tật nguyền nuôi con 6 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo ảnh 2

Hàng ngày, 4 con người sống nhờ vào tiền lương bà nội cháu Lam Phong là bà Bùi Thị Lan (56 tuổi) đi phụ giúp quán cơm ở gần Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng mỗi tháng thu nhập được 2 triệu và số tiền trợ cấp của anh Phú, Chị Hằng: 525.000 đồng/ tháng/ người. Nay cháu ốm, bà Lan cũng bỏ cả việc vào chăm cháu. Gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng khốn khó hơn. Cả nhà lo vay mượn được đồng nào lại lo cho cháu Lam Phong nằm viện, với hy vọng kéo dài sự sống cho cháu Lam Phong

Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách it́ đùm lá rách nhiều, rất mong các nhà hảo tâm gần xa chung tay giúp đỡ gia đình anh Phú, chị Hằng vượt qua khó khăn có thêm kinh phí để chữa trị cho cháu Lam Phong - niềm hy vọng của đôi vợ chồng tật nguyền.

Mọi sự giúp đỡ xin chuyển về địa chỉ:

Chị Trịnh Thị Hằng ở Đội 1, Thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 01649361156/ 0978952177.

Hoặc Ban Bạn Đọc – Báo Tiền Phong, Số 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

Số Tài khoản tại BIDV: 123.10.00.00.62175 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung, Hà Nội.

Số Tài khoản tại Vietcombank: 085.100.00.36.888 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Hà Thành, Hà Nội.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.