Virus Corona có thể sống 9 ngày trên chiếc điện thoại

Các nhà khoa học khuyên nên khử trùng điện thoại thường xuyên.
Các nhà khoa học khuyên nên khử trùng điện thoại thường xuyên.
TPO - Trước khi nhấc chiếc điện thoại thông minh lên để theo dõi tình hình, hãy cẩn trọng vì virus Corona có thể cư trú trên điện thoại của bạn trong một quãng thời gian dài. 

Theo các nhà nghiên cứu Đức, coronavirus có thể sống trên những bề mặt vô tri vô giác như kim loại, thủy tinh hoặc nhựa - những loại vật liệu được sử dụng để chế tạo điện thoại, trong tối đa 9 ngày.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Hospital Infection, đã phân tích dữ liệu từ 22 nghiên cứu trước đây về coronavirus ở người bao gồm Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và coronavirus đặc hữu ở người (HCoV).

Trong nghiên cứu, các tác giả viết: ”Mặc dù sức truyền tải của coronavirus qua các bề mặt vô tri vô giác chưa được xác định rõ trong tình huống bùng phát dịch bệnh hiện nay, nhưng việc khử trùng các bề mặt để giảm tải virus vẫn sẽ là một biện pháp hữu ích, đặc biệt là các bề mặt thường xuyên tiếp xúc một cách trực tiếp với bệnh nhân có thể sẽ làm lan truyền một lượng virus rất lớn.”

Nghiên cứu đề xuất người dùng điện thoại sử dụng dung dịch chứa 0,1% sodium hypochlorite (chất tẩy trắng) hoặc 62% đến 71% ethanol (thành phần chính trong hầu hết các chất khử trùng tay) trong vòng một phút để làm sạch thiết bị của mình.

Apple gần đây đã khuyến cáo khách hàng rằng họ có thể sử dụng một cách an toàn khăn lau khử trùng Clorox và cồn isopropyl 70% để lau màn hình. Nhưng, mọi người không nên sử dụng thuốc xịt, thuốc tẩy hoặc thuốc làm mòn. Không nên phun trực tiếp các chất tẩy rửa lên thiết bị, thay vì sử dụng vải mềm, không xơ.

Và khi càng có nhiều nhà khoa học tìm hiểu về chủng coronavirus mới, bạn sẽ càng muốn làm sạch chiếc điện thoại của mình.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc gần đây tìm ra rằng, trong phân của những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 có virus. Những phát hiện đáng ngại đó đồng nghĩa với việc virus có thể và có khả năng lây lan qua phân cũng như các giọt nước bọt bắn ra do hắt hơi và ho.

Và hãy thử tưởng tượng xem, biết bao người có thói quen sử dụng điện thoại ở chỗ làm, có nghĩa là chính những chiếc điện thoại đó có thể trở thành một môi trường cung cấp những mầm bệnh không thể hình dung nổi.

Phát biểu trên tạp chí Men’s Health, Charles Gerba, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Arizona, cho biết, ngoài phòng tắm, điện thoại là thiết bị đặc biệt cần quan tâm vì chúng ta luôn nhấc điện thoại bằng bàn tay không mấy sạch sẽ. 

“Không nhất thiết bạn phải hắt hơi vào chiếc điện thoại của mình để có thể lan truyền các sinh vật gây bệnh”, giáo sư Gerba cho biết. “Những gì chúng tôi phát hiện ra khi nghiên cứu sự lây lancủa virus trên các bề mặt trong các tòa nhà văn phòng là khi bạn chạm vào một bề mặt có virus và sau đó chính bạn sẽ mang chúng đến với chiếc điện thoại di động của mình. (Ví dụ như một tay nắm cửa.). Sau đó, bạn về nhà hoặc tới một địa điểm khác và bạn lại sử dụng điện thoại, rồi chạm vào một cái bàn, di chuyển nó đến một vị trí khác, đó là con đường tuyệt vời để phát tán virus quanh văn phòng.”

Giáo sư Gerba cũng khuyên bạn nên sử dụng khăn lau có cồn hoặc vải siêu mịn. Ông nói:“Tôi sẽ làm như thế mỗi khi đến những nơi công cộng.”

Theo The New York Post
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.