Vinapco: Có dấu hiệu buôn lậu xăng dầu có tổ chức

Vinapco: Có dấu hiệu buôn lậu xăng dầu có tổ chức
TP - Ngày 29-11, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ buôn lậu hơn 422.000 lít xăng RON 92 xảy ra tại Cty TNHH MTV xăng dầu Hàng không (Vinapco).

Ai chủ mưu buôn lậu xăng ở Vinapco?
> Vinapco bị cáo buộc buôn lậu xăng dầu siêu lợi nhuận

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 28-11, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại Vinapco.

Dự kiến, hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Bộ Tài chính, vụ việc vi phạm này có dấu hiệu hoạt động tội phạm có tổ chức, tính chất phức tạp, có dấu hiệu cấu thành tội buôn lậu (điều 153 Bộ luật hình sự), đồng thời gây thất thu thuế cho ngân sách (trốn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường).

Hơn nữa, vi phạm nghiêm trọng quy định về tạm nhập tái xuất, ảnh hưởng việc bình ổn thị trường xăng dầu.

Trước đó, cuối tháng 7-2012, hải quan đã phát hiện, thu thập chứng cứ liên quan đến lô hàng 422.000 lít xăng RON 92, trị giá 8 tỷ đồng do Vinapco làm thủ tục tạm nhập- tái xuất cho Cty TNHH Cung ứng dầu và thủy sản thành phố Bắc Hải (Trung Quốc). Nhưng thực tế, lô hàng này được chuyển tiêu thụ nội địa.

Cùng thời điểm, lô hàng 2.330 tấn xăng tái xuất qua đường biển do Vinapco làm thủ tục cũng bị bắt quả tang khi đang chuyển tiêu thụ nội địa. Qua xác minh, công ty Bắc Hải không hề tồn tại.

Trong khi đó, Cty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) vừa có văn bản gửi Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương khẳng định không sai trong mở tờ khai tái xuất xăng dầu qua đường bộ nhưng không tái xuất mà chuyển tiêu thụ nội địa để trốn thuế.

Theo Tổng giám đốc Vinapco, ông Hoàng Mạnh Tuấn, trong hợp đồng với Cty TNHH Cung ứng Dầu và Thủy sản Bắc Hải có nêu rõ, bên mua hàng không được tiêu thụ tại Việt Nam.

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phát hiện việc tiêu thụ hàng hóa theo hợp đồng tại Việt Nam thì bên mua phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Đại diện công ty cũng cho biết, ngày 26-11 Vinapco đã làm việc với Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan và được biết một số đối tượng là cá nhân đã lợi dụng quá trình vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng đi Cao Bằng để thực hiện hành vi gian lận. Khi có dấu hiệu bị lộ, các đối tượng đã tìm cách xin nhập hàng lại vào kho.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.