Việt Nam sẽ đi theo 'vết xe' già hóa của Nhật Bản?

Người cao tuổi đang được chăm sóc tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Người cao tuổi đang được chăm sóc tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, quận Bình Thạnh, TP.HCM
TPO - Theo các chuyên gia, với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay thì đến năm 2018, tổng thu nhập sẽ bằng với tổng chi tiêu của người dân. Cứ theo cái đà đó, đến năm 2019 tổng mức thu sẽ thấp hơn so với tổng mức chi, kinh tế Việt Nam sẽ bị thâm hụt. Và 20 năm sau, Việt Nam sẽ đi theo “vết xe đổ” già hóa dân số của Nhật Bản.

Đang có xu hướng già hóa dân số

Tại Hội thảo “Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về dân số” được tổ chức vào hôm 18/12, ông Hồ Chí Hùng – Phó TCT Tổng cục Dân số đã trình bày những hạn chế đang tồn đọng trong lĩnh vực dân số nước ta. Theo ông Hùng, hiện tại tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đang có dấu hiệu tăng nhanh; dân cư phân bố còn chưa hợp lý; trẻ béo phì thừa cân tăng lên; mức sinh có xu hướng giảm và chênh lệch giữa các vùng.

'Các khu vực có kinh tế xã hội còn khó khăn thì mức sinh cao, ví dụ như khu miền núi trung du phía Bắc tỷ lệ  2,69 con, Lai Châu 3,11 con, ngược lại những khu đô thị phát triển mức sinh có nơi xuống thấp xa so với mức sinh thay thế như TP.HCM và Bình Dương hiện đang ở mức sinh thấp nhất 1,39  và 1,44 (năm 2014). Nếu không có chính sách kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và chất lượng dân số trong tương lai', ông Hùng cho biết.

Đồng ý với ý kiến  trên, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh (Qũy Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam) nhận định: “Những tỉnh đạt mức sinh dưới 1,8 dự kiến sẽ khó tăng lên. Đến năm 2030, mức sinh TB trên cả nước sẽ tiếp tục giảm còn 1,7 hoặc 1,8. Nước ta sẽ phải trực tiếp đối diện với thực trạng già hóa dân số, là giẫm lên “vết xe đổ” của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc bây giờ”.

Nguy cơ kinh tế rơi vào thâm hụt

Cũng theo bà Quỳnh,  số người trong độ tuổi lao động của nước ta chiếm đến 70%. Do đó, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với mức độ già hóa dân số nhanh như hiện nay, nguy cơ kinh tế Việt Nam bị thâm hụt là rất lớn.

Thực tế, trong năm 2017 này thì tổng thu nhập của toàn bộ người dân Việt Nam vẫn còn cao hơn so với tổng chi phí. Tuy nhiên theo theo bà Quỳnh với tốc độ già hóa dân số nhanh như hiện nay thì năm 2018 tới, tổng thu nhập của người dân sẽ bằng với tổng chi tiêu của người dân, thời điểm này sẽ không còn có giá trị thặng dư. Cứ theo cái đà già hóa dân số nhanh như hiện nay thì đến năm 2019 tổng mức thu của người dân sẽ thấp hơn so với tổng mức chi. Lúc đó sẽ bội chi, kinh tế bị thâm hụt.

Để giải quyết bài toán bội chi, theo các chuyên gia thì Việt Nam cần phải tăng dân số trong độ tuổi lao động,  tăng tỷ lệ sử dụng lao động, tạo điều kiện cho người cao tuổi và phụ nữ tham gia lao động, nhất là phụ nữ ở các nhóm dân tộc thiểu số; đồng thời phải tăng năng suất lao động lên. Có như thế mới đảm bảo tổng thu nhập luôn cao hơn so với tổng chi tiêu.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.