Sáng 28/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào theo nghi thức cấp cao nhất.
Trong cuộc hội đàm diễn ra sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, việc đồng chí Thongloun Sisoulith chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Lào và cá nhân đồng chí Thongloun Sisoulith đối với việc gìn giữ, bảo vệ và không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó thủy chung, trong sáng, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình chí nghĩa và có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc ngày nay và vừa qua đã phối hợp, giúp đỡ nhau trong các đợt phòng, chống dịch COVID-19.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn sự đón tiếp chu đáo, nồng ấm, thắm tình hữu nghị đặc biệt đồng chí anh em.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng thành công rực rỡ của Đại hội XI Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IX của Lào, chúc mừng đồng chí Thongloun Sisoulith được Đảng, Nhà nước tín nhiệm bầu giữ chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, chí tình chí nghĩa và có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước dành cho nhau trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc ngày nay và vừa qua đã phối hợp, giúp đỡ nhau trong các đợt phòng, chống dịch COVID-19.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, nhân tố bảo đảm sự tồn tại, phát triển của hai nước; khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước cũng sẽ quyết tâm cùng nhau giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. (Ảnh: Như Ý) |
Đẩy mạnh hợp tác
Hai nhà Lãnh đạo đã trao đổi và nhất trí cho rằng, năm 2021 và những năm tiếp theo, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai nước sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả trong việc triển khai Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng, chiến lược phát triển của mỗi nước.
Theo đó, hai bên nhất trí tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về cơ chế và thể chế nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau cùng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Chiều 28/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có cuộc gặp và nói chuyện thân mật với nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Hai bên nhấn mạnh cần tăng cường quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao hơn nữa; hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh và phát triển của mỗi nước; duy trì các chuyến thăm gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước dưới nhiều hình thức; chủ động tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng hội nhập quốc tế; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước.
Hai bên nhất trí nỗ lực thúc đẩy tạo bước đột phá, nâng cao hiệu quả hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước; tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh; phối hợp chặt chẽ trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác. (Ảnh: Như Ý) |
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau hiệu quả trong các vấn đề quốc tế và khu vực, các hoạt động tại diễn đàn đa phương; phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong, Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, góp phần giữ vững hòa bình, hợp tác, phát triển.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp với Campuchia thực hiện Thỏa thuận giữa ba Thủ tướng về khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, triển khai tích cực Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam đến năm 2030.
Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp với Campuchia thực hiện Thỏa thuận giữa ba Thủ tướng về khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, triển khai tích cực Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam đến năm 2030.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan để quản lý, phát triển, sử dụng bền vững và hiệu quả nguồn nước sông Mekong.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông; giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cùng các bên liên quan thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân sớm sang thăm hữu nghị chính thức Lào. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời; đồng thời trân trọng mời các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Lào sang thăm Việt Nam.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith.
Sau hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chứng kiến lễ ký kết và trao các văn kiện hợp tác, trong đó có: Thỏa thuận Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030; Hiệp định hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025; một số hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp Việt Nam - Lào...