Viêm khớp ngón tay và những cảnh báo

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Các khớp ngón tay bị sưng tấy, ấn vào rất đau, hai bàn tay run rẩy không thể cầm nổi một chén nước… đó là những biểu hiện cho thấy bạn đang bị viêm khớp ngón tay.

Đọc bệnh cùng chuyên gia

Theo BS. Vũ Thanh Thủy (Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở khớp các ngón tay, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở vị trí khác như khớp cổ tay, khớp khủy tay. Đặc điểm của bệnh là các khớp viêm thường đối xứng cả hai bên với triệu chứng sưng, đỏ, đau và cứng khớp, ảnh hưởng đến dây chằng, gân, cơ và mô xung quanh.

Viêm khớp ngón tay không phải là bệnh trầm trọng nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh trong những sinh hoạt đời thường. Người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, khó ăn, khó ngủ. Nhưng nếu biết cách giữ ấm, vệ sinh tốt, sử dụng những thuốc chống viêm khớp thông thường… thì người bệnh đã có thể đẩy lùi bệnh tật. Đặc biệt, người bệnh cần giữ để da vùng viêm khớp không bị rách, một khi để da vùng này bị rách thì mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối. Viêm, nhiễm trùng sẽ xảy ra và vết thương sẽ rất khó liền.

Đẩy lùi nguy cơ viêm khớp ngón tay

Người bị viêm khớp ngón tay dạng thấp cần được điều trị bằng Tây y, kết hợp cùng vật lý trị liệu kịp thời sẽ thấy hiệu quả. Sau đây là những lời khuyên tốt để mọi người nói không với bệnh viêm khớp ngón.

- Giảm cường độ làm việc với máy tính, lựa chọn những tư thế làm việc thích hợp, thư giãn để phòng và điều trị đau khớp và căng cơ.

- Nếu phải làm việc quá nhiều bằng ngón tay, mỗi ngày bạn nên massagevà ngâm nước ấm cho hai bàn tay từ 10-15 phút, như vậy sẽ giảm được nguy cơ thoái hóa các khớp ngón.

- Ngoài ra, bạn nên có chế độ tập thể dục, nghỉ ngơi đúng mức nhằm nạp lại năng lượng và giảm đau cho vùng bị đau nhức. Các phương pháp khác như sử dụng thuốc giảm đau, chỉ có tác dụng nhất thời khi đau nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.

- Người bệnh nên đi chụp phim X-quang khớp để giúp việc chẩn đoán và dự đoán diễn biến bệnh. Với người già, chúng ta cần xét nghiệm thận trọng để loại trừ những tai biến nguy hiểm.

- Nên hạn chế vận động bàn tay khi bị tổn thương để các vùng viêm khớp có điều kiện phục hồi.

- Với bệnh lý thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị bao gồm thuốc, nẹp bất động nếu khớp quá đau. Tình trạng cứng khớp buổi sáng hay sau khi ngủ trưa dậy có thể được cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG