Viêm đại tràng – nên và không nên ăn gì?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng có nhiều như do nhiễm khuẩn lao, lậu, lỵ, do táo bón kéo dài và do cả chế độ ăn uống không hợp lý. Vì vậy, để chữa trị bệnh viêm đại tràng thì chế độ ăn uống rất là quan trọng.

Theo BS.CKI Nguyễn Đình Khái (Khoa Dinh Dưỡng, BV TW Quân đội 108): Với người bệnh tiêu hóa nói chung và đại tràng hay dạ dày nói riêng vấn đề quan trọng cần kiêng là thuốc lá, bia rượu, đồ ăn quá cay như ớt, tiêu, tránh thức ăn ôi thiu (nhiễm khuẩn) nhiễm hóa chất.

Các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, cá đồng, tôm, đỗ, đậu, vừng, lạc, trứng đều ăn được. Các loại rau củ quả cần chú ý rửa sạch, ăn chín, uống sôi. Tuy nhiên, cũng nên theo dõi khi ăn thức ăn nào đó mà hễ cứ ăn vào gây khó chịu, đau bụng hoặc tiêu phân lỏng, phân sống thì cần tránh.

Dưới đây là một số loại thực phẩn nên và không nên ăn:

Nên ăn

- Ăn thực phẩm nhiều chất đạm: thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung chất đạm cần thiết cho cơ thể.

- Ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải... nên nhặt phần non để rau mềm và hạn chế chất xơ cứng.

- Hạn chế mỡ: Khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho, hạn chế xào, rán nhiều mỡ khó tiêu.

- Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.

- Khi bị táo bón, nên giảm tối đa lượng chất béo, tăng chất xơ. Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

- Khi bị tiêu chảy: Nên ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose như: nhóm ngũ cốc (cám gạo mè, bánh mè đen, khoai mì, khoai lang, đậu xanh, đậu đen, đậu nành, hạt đậu cô ve, mè đen); nhóm rau (măng khô, nấm mèo, rau câu, măng tre, rau má, bắp chuối, đu đủ xanh, cải xoong, xương rồng, rau ngót, rau dền, rau lang, cải trắng, cần ta, rau muống); nhóm trái cây (chuối khô, vú sữa, thanh long, sầu riêng, cam, cái dừa, mít dại, nhãn, nho khô).

Không nên ăn

- Ăn các loại rau củ quả như đậu quả, bông cải xanh, ngô và nấm, hành củ. Vì chúng có hàm lượng chất xơ cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.

- Thực phẩm dạng kem: các loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo, như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng.

- Thịt nhiều mỡ: Bệnh viêm loét đại tràng vốn “kỵ” thịt chứa nhiều mỡ. Hãy chọn thịt nạc và nên được chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn. Tuy nhiên, cá nhiều mỡ lại dễ tiêu hóa hơn.

- Rượu, cà phê và trà: các loại đồ uống này có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Tương tự là những loại thức uống khác chứa caffeine như nước ngọt có ga và nước tăng lực.

- Các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy. Vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này nên ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
TPO - Sau vụ lùm xùm về quấy rối tình dục ở Nhã Nam, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử nội bộ và thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về quấy rối tình dục, không để đời sống riêng của cá nhân ảnh hưởng xấu tới tập thể và thương hiệu.