Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt

TPO - Trước tình trạng lát đá tự nhiên tiền tỷ “uốn lượn mềm mại”, liên tục hạ hè cao thấp ở những điểm có cửa hàng, nhà hàng kinh doanh trên phố Bà Triệu (quận Hai Bà trưng, Hà Nội), chủ đầu tư dự án thừa nhận có 10 điểm hạ hè không đúng theo phê duyệt dự án ban đầu.
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 1

Sau khi báo Tiền Phong đã phản ánh tình trạng tại phố trung tâm, trong đó có tuyến Bà Triệu với các vị trí hạ hè cao thấp với mật độ dày đặc, chủ yếu diễn ra trước cửa các nhà hàng, cơ sở kinh doanh buôn bán, các tòa văn phòng cho thuê... Thậm chí, nhiều đoạn vỉa hè bị đục đẽo hạ độ cao, những viên đá tự nhiên bị vỡ thành nhiều mảnh. Để hạ được vỉa hè, chủ các nhà hàng, cửa hàng trên phố cũng phải tìm mọi cách, kể cả chuyện phải "bồi dưỡng' thêm cho công nhân thi công (Ảnh công nhân đang lát vỉa hè ở phố Bà Triệu). 

Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 2 Đại diện Ban QLDA quận Hai Bà Trưng thừa nhận việc có nhiều điểm hạ hè phát sinh không đúng thiết kế ban đầu. Thống kê ban đầu của đơn vị này trên tuyến phố Bà Triệu có khoảng 10 điểm hạ hè, phát sinh thêm do nguyện vọng của các hộ dân, chủ cửa hàng nhằm tạo thuận lợi trong việc kinh doanh, đi lại. Theo đại diện chủ đầu tư, hiện các dự án lát vỉa hè đá tự nhiên đang tạm dừng để Thanh tra theo chỉ đạo. "Trong quá trình thi công ở tuyến phố Bà Triệu có nhiều đơn thư kiến nghị xung quanh việc hạ hè, trong đó có cả đơn khiếu kiện việc hạ hè không đúng quy định, chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét", vị này nói. (Trong ảnh là điểm hạ hè sai quy định tại một cửa hàng kinh doanh quần áo ở địa chỉ 87 Bà Triệu).
 
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 3 "Theo quy định về thiết kế mẫu vỉa hè của thành phố, tại các vị trí lối ra vào cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học, các ngõ phố đô thị ... có lưu lượng xe cơ giới ra vào nhỏ hơn 10 xe/h thì sử dụng kết cấu vỉa hè kết hợp với bó vỉa dạng hạ thấp đồng bộ nhằm tăng khả năng chịu lực kết cấu vỉa hè. Tuy nhiên, một số điểm hạ hè phát sinh mà các hộ dân ở đây đã làm đơn gửi cơ quan chức năng xem xét. Chẳng hạn, các tòa nhà văn phòng có tầng hầm để xe nên họ đã xin hạ hè để phương tiện thuận lợi việc ra vào", vị cán bộ lý giải. Cách đó vài bước chân là điểm hạ hè sai quy định ở địa chỉ 97 Phố Bà Triệu.
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 4 Một điểm hạ hè không đúng quy định khác ở ngay trước một nhà hàng ăn nhậu mặt phố.
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 5 Toà nhà lớn kinh doanh được "ưu ái" 2 điểm hạ hè gần nhau tại hai điểm lên xuống tầng hầm của tòa cao ốc văn phòng cho thuê.
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 6

Chiều rộng đoạn hè hạ thấp từ bó vỉa đến vị trí vuốt nối cao độ mặt hè khoảng 1,5m (đối với hè có chiều rộng >3m), thế nhưng ở đây vỉa hè dày đặc những đoạn 'uốn lượn mềm mại' hạ hè vào các cửa hàng, nhà hàng, tòa nhà văn phòng phục vụ kinh doanh. 

Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 7 Việc hạ hè ở những của hàng kinh doanh được lý giả là do "nguyện vọng của những người dân" và được cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng xem xét quyết định. 
Vỉa hè lát đá tự nhiên 'uốn lượn mềm mại' nhiều điểm sai phê duyệt ảnh 8 Theo nhiều chủ cửa hàng kinh doanh trên phố Bà Triệu, ai cũng có nhu cầu hạ hè trước cửa hàng nhà mình để kinh doanh thuận tiện. Nhưng chỉ một một số cửa hàng được "ưu ái", hạ vỉa hè. Điều này cũng dẫn đến việc khiếu kiện, đơn thư của nhiều hộ dân có nhà mặt tiền ở tuyến phố trung tâm này.
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.