1. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua nhà Lý nào dưới đây không lên ngôi năm 3 tuổi?
-
icon
Lý Anh Tông
-
icon
Lý Cao Tông
-
icon
Lý Huệ Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Huệ Tông (1210-1224) , tên húy là Lý Hạo Sảm, sinh tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Ngày 28 tháng 10 năm 1210, vua Lý Cao Tông mất, hoàng thái tử Hạo Sảm lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 16 tuổi. Lý Anh Tông, tên húy là Lý Thiên Tộ, sinh vào tháng 4 năm Bính Thìn (1136), đến tháng 4 năm Mậu Ngọ (1138) được lập làm hoàng thái tử. Ngày 26 tháng 9, vua Lý Thần Tông mất. Đến mùa đông, ngày 1 tháng 10, hoàng thái tử Thiên Tộ lên ngôi trước linh cữu, mới lên 3 tuổi. Lý Cao Tông, tên húy là Lý Long Trát (hay Lý Long Cán) sinh vào ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ (1173). Đến mùa thu, tháng 7 năm 1175, vua Lý Anh Tông mất, thái tử Long Trát lên ngôi trước linh cữu, khi ấy 3 tuổi.
2. Điểm giống nhau trong việc hai vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông được chọn nối ngôi là gì?
-
icon
Đều không được vua cha chọn nối ngôi ngay từ đầu
-
icon
Đều là con thứ của vua cha
-
icon
Đều là con trưởng của vua cha
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Anh Tông (1138-1175), con trưởng của vua Lý Thần Tông và bà Lê Thái hậu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết tháng 9 (năm 1138), vua không khỏe, lập hoàng trưởng tử Thiên Tộ làm hoàng thái tử. Trước đó vua lập Thiên Lộc làm con nối dõi. Đến khi vua ốm, ba phu nhân là Cảm Thánh, Nhật Phụng và Phụng Thánh muốn đổi thái tử khác, mới sai người đem của đút lót cho Tham tri chính sự Từ Văn Thông, nói rằng nếu có vâng mệnh thảo di chiếu chớ bỏ lời của ba phu nhân. Văn Thông nhận lời. Đến khi vua ốm nặng, sai soạn thảo di chiếu, Văn Thông tuy vâng mệnh vua, nhưng nhớ lời dặn của ba phu nhân, cứ cầm bút mà không viết. Một lát ba phu nhân đến, khóc lóc nghẹn ngào nói rằng “Bọn thiếp nghe rằng đời xưa lập con nối ngôi thì lập con đích chứ không lập con thứ. Thiên Lộc là con của người thiếp được vua yêu nếu cho nối ngôi thì người mẹ tất sẽ sinh lòng ghen ghét làm hại, như thế thì mẹ con bọn thiếp tránh sao khỏi hạn”? Vua vì thế xuống chiếu rằng “Hoàng tử Thiên Tộ tuy tuổi còn thơ ấu, nhưng là con đích, thiên hạ đều biết, nên cho nối nghiệp của trẫm, còn thái tử Thiên Lộc thì phong làm Minh Đạo Vương”. Lý Cao Tông (1175-1210), con thứ 6 của vua Anh Tông, mẹ là Thụy Châu Thái hậu. Sau khi vua Lý Anh Tông mất, thái tử Long Cán được đưa lên kế vị. Trước đó, vua Lý Anh Tông lập người con lớn là Long Xưởng làm thái tử. Nhưng do Long Xưởng ăn ở vô đạo, phạm chuyện vô luân (thông dâm với phi tần của vua cha) nên bị truất ngôi.
3. Vua nhà Lý nào ăn chơi vô độ, xa hoa trụy lạc?
-
icon
Lý Anh Tông
-
icon
Lý Cao Tông
-
icon
Lý Huệ Tông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong giai đoạn đầu trị vì, nhờ có thái phó Tô Hiến Thành ra sức phò tá nên đất nước giữ được sự yên ổn. Nhưng sau khi thái phó họ Tô qua đời, vua Lý Cao Tông như con thuyền mất lái, triều chính suy yếu trầm trọng, loạn lạc nổi lên khắp nơi do người đứng đầu triều đình xa hoa trụy lạc. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại “vua chơi bời vô độ, hành chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm”. Sách Việt sử lược ghi vua “rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự”. Mỗi khi có vụ kiện tụng, vua thường lợi dụng, vì thế “kho đụn của nhà nước của cải chất như núi, còn bách tính thì kêu ca, oán thán. Giặc cướp nổi lên như ong". Vua Lý Cao Tông lại có tính rất thích chơi bời, du ngoạn, yến ẩm. “Nhà vua thường ra ngoài cung Hải Thanh. Đêm nào cũng sai nhạc công gảy đàn Bà Lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán, thảm thiết, tả hữu nghe hát đều rời nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường nói với vua rằng Tôi thấy bài tự Kinh Thi có nói: Âm nhạc của nước loạn nghe như thương như nhớ, vì nhân dân nước ấy bị khốn cùng. Nay chúa thượng dong chơi vô độ, chính sự giáo hóa sai trái lìa tan, dân đen buồn khổ đến thế là cùng. Mà ngày nay nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước loạn, nước mất hay sao”. Năm 1203, Cao Tông còn cho xây dựng một loạt điện, thềm trước kinh thành. Ngay cả những năm loạn lạc nhất, đường sá bị tắc nghẽn mà vua vẫn thích rong chơi, nhưng không đi đâu được, bèn sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh, hàng ngày đem bọn cận thần, cung nữ, phường tuồng chèo thuyền bé làm nghi vệ như vua ngự đi chơi đâu đó. Rồi sai lấy sáp ong bọc những tấm lụa và các thứ hải vật thả xuống ao rồi sai người lội xuống mò lên giả làm đồ vật dưới long cung đem dâng.
4. Vua Lý Cao Tông là vị vua công khai xin lỗi dân?
-
icon
Đúng
-
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lý Cao Tông (1173-1210) là vị vua thứ bảy của triều đại nhà Lý, lên ngôi khi mới 3 tuổi. Trong giai đoạn đầu trị vì, nhờ có thái phó Tô Hiến Thành ra sức phò tá nên đất nước giữ được sự yên ổn. Nhưng sau khi thái phó họ Tô qua đời, vua Lý Cao Tông như con thuyền mất lái. Trẻ người non dạ, lại không có người thẳng thắn can gián, Lý Cao Tông ngày càng sa vào thói ăn chơi. Đất nước suy kiệt, giặc cướp nổi lên. Trước thực trạng đau lòng, Lý Cao Tông cuối cùng cũng nhận ra sai lầm của mình. Năm 1207, vua xuống chiếu cáo lỗi với nhân dân: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại". Với bản chiếu này, Lý Cao Tông trở thành vị vua đầu tiên trong sử Việt công khai xin lỗi nhân dân. Tiếc rằng, sau khi nhận ra lỗi lầm của mình, ông chỉ làm vua được thêm ba năm thì qua đời. Sự nghiệp nhà Lý tiếp tục suy vong dưới thời vua Lý Huệ Tông, đến năm 1225 thì sụp đổ.
5. Vị của nào của nhà Lý từng có thời gian bị phát bệnh điên?
-
icon
Lý Thánh Tông
-
icon
Lý Huệ Tông
-
icon
Lý Thái Tông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong số vua thời phong kiến, Lý Huệ Tông (1210-1224) là vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh hơn cả. Cuộc đời và sự nghiệp của ông hầu như chỉ có nỗi buồn, chẳng mấy niềm vui. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”. Lý Huệ Tông đã có thời gian bị phát điên. Ban đầu, ông mặc bệnh trúng phong vào cuối năm Bính Tý (1216) nên đau yếu luôn, không đi đâu được chỉ ở trong cung, thầy thuốc giỏi trên cả nước đến cũng không chữa được. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết đến năm Đinh Sửu (1217) “mùa xuân, tháng 3, vua dần phát chứng điên, có lúc nói là Thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sáng sớm đến chiều không nghỉ; có khi thôi đùa nghịch, đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, thì uống rượu ngủ li bì, đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không biết đến, giao phó cho Trần Tự Khánh. Quyền lực nhà nước dần dần về tay khác”.
6. Lý Huệ Tông bị ai ép phải tự tử?
-
icon
Nguyên phi Trần Thị Dung
-
icon
Trần Thủ Độ (em họ của Trần Thị Dung)
-
icon
Trần Tự Khánh (anh của Trần Thị Dung)
Câu trả lời đúng là đáp án B: Năm 1224, bệnh của vua Lý Huệ Tông ngày càng nặng hơn, không có con trai để nối dõi nghiệp lớn, các công chúa thì được chia về các lộ làm ấp thang mộc. Vua ủy nhiệm một mình Trần Thủ Độ (em họ vợ) làm Điện tiền chỉ huy sứ. Tháng 10 năm Giáp Thân (1224), trước sức ép của Trần Thủ Độ, vua Lý Huệ Tông đã xuống chiếu truyền ngôi cho con gái thứ là Lý Phật Kim (Chiêu Hoàng) rồi đi tu ở chùa Chân Giáo trong hoàng thành Thăng Long với pháp hiệu là Huệ Quang thiền sư. Sách Giản yếu sử Việt Nam viết Trần Thủ Độ có lần đi qua cổng chùa, thấy Huệ Tông đang ngồi nhổ cỏ, liền nói “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”. Huệ Tông đứng dậy, phủi tay trả lời “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau đó ông tự tử, trước khi chết còn khấn “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Lý Huệ Tông mất ngày 10 tháng 8 năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi, làm vua được 14 năm và đi tu 2 năm. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi, theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.
7. Vị quan nào dưới thời vua Lý Anh Tông được nhân dân đương thời ca tụng ví như Gia Cát Lượng?
-
icon
Tô Hiến Thành
-
icon
Lý Thường Kiệt
-
icon
Lê Phụng Hiểu
Tô Hiến Thành (1102 – 1179), người làng Hạ Mỗ (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Sự nghiệp làm tướng võ của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tô Hiến Thành được đề cập lần đầu trong sử sách khi ông có công trong việc bình định nổi loạn Thân Lợi. Thân Lợi tự xưng là con trai của Lý Nhân Tông, nổi loạn chống vua Lý Anh Tông ở khu vực phía Bắc (thuộc Thái Nguyên ngày nay). Quân của Thân Lợi cuối cùng bị quân nhà Lý do Đỗ Anh Vũ chỉ huy đánh tan, Thân Lợi bị Tô Hiến Thành bắt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết ngày 1 tháng 10 năm 1141, “Lợi chốn sang châu Lạng, Thái phó Tô Hiến Thành bắt được giao cho Anh Vũ đóng cũi giải về Kinh sư”. Sau đó, Thân Lợi bị xử trảm theo lệnh của vua Lý Anh Tông. Sau khi dẹp loạn quân Thân Lợi, Tô Hiến Thành đã giúp vua đi dẹp loạn ở khắp mọi nơi và đạt được những công trạng lớn khác như phá tan cuộc quấy rối của Ai Lao và Ngưu Hống (năm 1159), đánh bại Chiêm Thành (năm 1167). Nhờ những chiến công của Tô Hiến Thành mà vị thế của nước Đại Việt dưới thời vua Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh hơn. Sách Giản yếu sử Việt Nam viết Tô Hiến Thành được nhân dân đương thời ca tụng ví như Gia Cát Lượng - nhà chính trị, quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc (Trung Quốc).
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm