1. Triều đại phong kiến nào ở nước ta có tới 9 vị vua bị bức tử?
-
icon
Lý
-
icon
Trần
-
icon
Hậu Lê
Câu trả lời đúng là đáp án C: Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn: Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc. Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông. Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt. Hậu Lê là triều đại phong kiến trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với 361 năm (1428-1789). Tuy vậy, nhà Hậu Lê chỉ nắm được thực quyền trong giai đoạn đầu, kể từ sau khi bị nhà Mạc chiếm ngôi (1527), quyền lực rơi vào tay dòng họ Trịnh. Tồn tại trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhà Hậu Lê luôn là tâm điểm của những cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến. Đã có tới 9 vị vua nhà Lê bị thân vương, đại thần bức tử, bao gồm: Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoành, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Duy Phường.
2. Vua nào sau đây của nhà Hậu Lê bị họ Trịnh bức tử?
-
icon
Lê Kính Tông
-
icon
Lê Duy Phường
-
icon
Cả 2 vị vua trên
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Kính Tông (1588 – 1619), là vị vua thứ 5 của thời Lê trung hưng. Năm 1619, Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân mưu giết chết Trịnh Tùng để giành lại địa vị. Nhưng kế hoạch bại lộ, Trịnh Xuân bị tống vào ngục, còn nhà vua bị bức thắt cổ chết. Lê Duy Phường (1709 – 1735) là vua thứ 12 của thời Lê trung hưng, cháu ngoại chúa Trịnh Cương. Tháng 4 năm 1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lập em Duy Phường là Lê Duy Thận làm vua, tức là Lê Ý Tông. Lê Duy Phường bị dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài. Tháng 9/1735, Trịnh Giang sai người thắt cổ giết chết ông. Lê Duy Phường ở ngôi 3 năm, thọ 27 tuổi.
3. Vua nào từng bị gán biệt danh là “Vua Lợn”?
-
icon
Mạc Mậu Hợp
-
icon
Lê Tương Dực
-
icon
Lê Kính Tông
Câu trả lời đúng là đáp án B: Lê Tương Dực (1495-1516) tên húy là Lê Oanh, là vị vua thứ 9 của nhà Hậu Lê, ông trị vì từ năm 1509-1516. Sau khi Lê Uy Mục giết hại tông thất, Lê Oanh bị bắt giam, nhưng sau đó Lê Oanh muốn chạy thoát ra ngoài, mới đem của cải đút lót với người cai ngục. Người cai ngục được tiền, liền thả cho ông chạy thoát. Lê Oanh một mình chạy trốn vào thành Tây Đô (Thanh Hóa) dấy binh khởi nghĩa chống lại Uy Mục. Ngày 28/11/1509, Lê Uy Mục bị một vệ sĩ cũ bắt được trên đường trốn chạy, nộp cho Giản Tu công Lê Oanh. Sau khi Uy Mục tự tử Lê Oanh vì căm việc Uy Mục sát hại gia quyến mình rất thảm khốc, mới sai người để xác cựu Hoàng vào miệng súng lớn, rồi cho bắn nổ tan xác. Sau khi tiêu diệt Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua vào ngày 4/12/1509. Trong giai đoạn đầu, vua chăm lo trị nước. Tuy nhiên về sau càng sa đọa. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười”.
4. Vua nào nổi tiếng tàn bạo, ban đêm cho người lẻn vào cung giết anh trai để đoạt ngôi?
-
icon
Lê Long Đĩnh
-
icon
Lê Tương Dực
-
icon
Lê Cung Hoàng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Long Đĩnh (986-1009), là vị vua cuối cùng của nhà tiền Lê, tương truyền vì thói ăn chơi vô độ nên bị liệt phải nằm thiết triều nên còn được gọi là Lê Ngọa Triều. Theo sử sách ghi lại, Lê Long Đĩnh thường được nhắc đến với tật xấu của một kẻ dâm đãng, tàn bạo và độc ác. Sau khi vua Lê Đại Hành qua đời, các con đem quân đánh nhau suốt 8 tháng liền để tranh dành ngôi báu. Cuối cùng Lê Long Việt giành được ngôi vua (Lê Trung Tông), nhưng chỉ ở ngôi được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh ngầm giết chết, cướp mất ngôi báu. Trong 6 năm cầm quyền, bên cạnh những thành tưụ về kinh tế - xã hội, Lê Long Đĩnh cũng nổi tiếng là ông vua tàn bạo. Bàn về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi.
5. Vua nào của nhà Hậu Lê chết ở nước ngoài, bị hậu thế nguyền rủa vì tội phản quốc?
-
icon
Lê Chiêu Thống
-
icon
Lê Chiêu Tông
-
icon
Lê Thần Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Chiêu Thống (1765–1793) là vị vua thứ 16 và là cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng. Ông làm vua được gần 4 năm (1786-1789). Khi nhắc đến vị vua này ai cũng chê trách với hành vi "cõng rắn cắn gà nhà" nhưng vì sao một vị hoàng đế chính thống của Đại Việt lại làm thế? Năm 1788, Lê Chiêu Thống sang cầu cứu quân Thanh về “cõng rắn cắn gà nhà” nhưng bị vua Quang Trung đánh cho tán tác phải chạy loạn sang Trung Quốc. Cay cú vì thất bại bẽ mặt, vua Càn Long của nhà Thanh đã định tội xử phạt các đại thần, riêng Lê Chiêu Thống chỉ được ban cho tước nhỏ thuộc hàng Tam phẩm. Quá uất ức, vua Lê Chiêu Thống mắc bệnh rồi chết ở quê người, bị đời sau nguyền rủa là kẻ bán nước.
6. Vua nào được cho là người đã phá nát cơ đồ nhà Lý?
-
icon
Lý Thần Tông
-
icon
Lý Anh Tông
-
icon
Lý Cao Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lý Cao Tông tên húy là Long Cán, sinh năm Quý Tỵ 1173, là con trai thứ 6 của vua Lý Anh Tông (1136 – 1175), thân mẫu là bà Hoàng hậu họ Đỗ. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Ngô Sỹ Liên đã khái quát về vua Lý Cao Tông như sau: “Vua chơi bời vô độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm, nhà Lý suy từ đây”. Vua Lý Cao Tông là con trai thứ sáu của Lý Anh Tông, khi mới lên 3 tuổi đã được đưa lên ngôi. Khi còn nhỏ, Cao Tông là người ngoan lành, song khi lớn lên bắt đầu trực tiếp cầm quyền trị nước lại sinh ra ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ xây dựng phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi. Do chính sự rối ren, lòng dân oán hận, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và ly khai của các hào trưởng địa phương nổ ra. Bàn về thói ăn chơi của vua, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng “Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy”. Còn sách Việt sử tiêu tán của Ngô Thì Sĩ nhận xét “Vua Cao Tông... oai quyền ở tay mình, người phò tá cũng không thiếu, thế mà nghe tên tặc thần Phạm Du tố cáo bậy, giết oan Bỉnh Di, mà phải chạy trốn, lặn lội nơi sông nước... Cao Tông cũng nhờ họ nhà thuyền chài phù trì cho mới về được kinh đô, người ta thấy rằng văn võ bách quan của nhà Lý không còn ai và không có quân lính phòng bị”.
7. Vua nào của nhà Trần nổi tiếng ăn chơi trác táng, làm đất nước suy kiệt?
-
icon
Trần Anh Tông
-
icon
Trần Nhân Tông
-
icon
Trần Dụ Tông
Câu trả lời đúng là đáp án C: Trần Dụ Tông (1336-1369) là vua thứ 7 của triều Trần, có tên húy là Trần Hạo. Mới 5 tuổi, Trần Hạo được lập lên kế vị, 6 tuổi được lập làm vua, đến năm 1357, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông mất, Trần Dụ Tông chính thức nắm quyền triều chính. Trong giai đoạn đầu làm vua, Trần Dụ Tông làm được nhiều việc có ích, nhưng sau thì lười nhác chính sự, chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó. Thói ăn chơi của vua Trần Dụ Tông đã được tất cả các bộ chính sử ghi chép lại. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuộc đời trụy lạc của Trần Dụ Tông bắt đầu bằng sự kiện vào năm Kỷ Mão 1339, hoàng tử Hạo suýt chết đuối ở Hồ Tây, nhờ có Trâu Canh dùng phép châm cứu chữa sống lại.
8. Vua nổi tiếng tàn bạo từng bị gọi là Quỷ vương?
-
icon
Lê Uy Mục
-
icon
Lê Long Đĩnh
-
icon
Lê Tương Dực
Câu trả lời đúng là đáp án A: Lê Uy Mục (1488-1509), là vị vua thứ 8 của triều Hậu Lê trong. Ông được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương. Nói đến vua Lê Uy Mục, sử cũ chép lại đời ông vẫn còn để lại lời phê phán. Bằng chứng là nơi Đại Việt sử ký toàn thư, đã nghiêm khắc ghi: “Vua nghiện rượu, tính hiếu sát, hoang dâm, thích ra oai, tàn hại người tôn thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại hoành hành, trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là Quỷ vương”. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu. Năm 1509, Giản Tu công Lê Oang, con trai của chú Uy Mục phất cờ nổi dậy ở Thanh Hóa, dẫn binh tràn vào kinh thành, phế truất và bắt giam Uy Mục. Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm