Vì sao Trung Quốc xây dựng đường sắt cao tốc lên Tây Tạng gây nghi ngại?

0:00 / 0:00
0:00
Đoạn đường sắt Lhasa-Nyingchi
Đoạn đường sắt Lhasa-Nyingchi
Vào thời điểm Ấn Độ hợp tác trong nhóm "Bộ tứ" gồm 4 quốc gia do Mỹ đứng đầu để chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho chạy tàu cao tốc sát biên giới Ấn Độ.

Và, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, tuyến đường sắt cao tốc này tới thủ phủ Lhasa của Tây Tạng sẽ đi vào hoạt động vào tháng 7 năm nay.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang có kế hoạch tạo ra một "lối đi" từ Khu tự trị Tây Tạng đến Nam Á, khu vực lân cận của Ấn Độ. Dự án được đề cập trong tài liệu kế hoạch thứ 14 của đất nước đã được đệ trình lên Đại hội Nhân dân Toàn quốc (NPC), vào tháng trước.

Trước đó, có nguồn tin cho rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng Mạng lưới kết nối đa chiều xuyên Himalaya nối Kathmandu ở Nepal và Shigatse ở Tây Tạng như một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Động thái này nhằm thúc đẩy triển vọng thương mại và du lịch cho Nepal, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của quốc gia này vào Ấn Độ.

Nếu đây là ý nghĩa của Trung Quốc đối với "lối đi Nam Á", thì việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ. Dù sao thì Trung Quốc cũng có ảnh hưởng lớn hơn ở quốc gia nhỏ bé trên dãy Himalaya do họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn Ấn Độ.

Gần đây Bắc Kinh đã hợp tác chặt chẽ với Nepal, hỗ trợ kinh tế và phát triển cho đất nước bị tàn phá bởi cuộc nổi dậy của chủ nghĩa Mao kéo dài một thập kỷ - từ năm 1996 đến năm 2006.

Theo hãng tin Đức DW, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Nepal vào năm 2014. Gần 90% vốn FDI trong tài khóa vừa qua đến từ Trung Quốc và Bắc Kinh đã hứa hỗ trợ 500 triệu USD cho Nepal vào tháng 10 năm 2019.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và các dự án thủy điện với Nepal, đối tác trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, một dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối toàn cầu mà Chủ tịch Tập Cận Bình chủ xướng.

Theo hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc bắt đầu vào năm 2014. Đây là tuyến đường sắt điện khí hóa đầu tiên ở Tây Tạng nối thủ phủ Lhasa với huyện Nyingchi ở cùng tỉnh.

Tuyến đường dài 435 km được hoàn thành chỉ vài tháng trước. Chạy bằng cả động cơ đốt trong và điện, tàu cao tốc Fuxing sẽ chạy với tốc độ 160 km một giờ. Tàu Fuxing do Trung Quốc tự thiết kế có tốc độ 160-350 km một giờ.

Lu Dòngu - Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, cho biết tổng chiều dài mạng lưới tàu cao tốc của Trung Quốc có thể được mở rộng lên khoảng 50.000 km vào năm 2025, tăng từ 37.900 km vào cuối năm 2020, bao phủ 98% các thành phố của Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhanh chóng cải thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực gần với Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), biên giới trên thực tế của nước này với Ấn Độ.

Họ đã mở rộng mạng lưới đường sắt nối các vùng xa xôi của Tây Tạng với Trung Quốc đại lục, một động thái nhằm khẳng định chủ quyền và quyền lực tối cao của Bắc Kinh, đồng thời phản bác lại luận điệu của phương Tây ủng hộ quyền tự quyết của người Tây Tạng.

Ngược lại, cơ sở hạ tầng ở biên giới của Ấn Độ chỉ giới hạn trong việc xây dựng đường, cầu và một số đường hầm. Một khu vực rộng lớn Arunachal Pradesh ở Đông Bắc quan trọng về mặt chiến lược của Ấn Độ vẫn chưa có các liên kết đường bộ thích hợp chứ chưa nói đến các tuyến đường sắt. Trung Quốc tuyên bố toàn bộ Arunachal là lãnh thổ của mình, gọi nó là Nam Tây Tạng.

Vào năm 2015, Ấn Độ đã mở rộng mạng lưới đường sắt đến Arunachal. Kể từ đó, đã có rất ít tiến bộ trong việc mở rộng mạng lưới.

Ngay cả thủ hiến Arunachal Pema Khandu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải liên kết thị trấn Tawang xinh đẹp, nơi có tu viện lớn thứ hai thế giới, với một mạng lưới đường sắt.

Trong một cuộc họp vào tháng 9 năm ngoái, thủ hiến Khandu nói Arunachal Pradesh, đặc biệt là quận Tawang, nơi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền phần lớn,có đường sắt nối đến các huyện xa nhất sẽ là một câu trả lời đích đáng cho 'yêu sách' của phía Trung Quốc.

Tháng trước, chính phủ liên bang của Ấn Độ đã thông báo với quốc hội rằng chính phủ đang thực hiện một "dự án độc lập" để xây dựng một con đường quan trọng dọc biên giới Trung Quốc.

Ngoài ra, việc xây dựng 57 con đường, xây dựng và tân trang 32 sân bay trực thăng, phát triển 47 tiền đồn và 12 trại đóng quân cho Cảnh sát Biên giới Ấn-Tây Tạng (ITBP) cùng với việc xây dựng các đường ray 6m ở Arunachal Pradesh hiện đang được tiến hành.

MỚI - NÓNG
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.