Vì sao phải cố tăng tín dụng 8-10%?

Vì sao phải cố tăng tín dụng 8-10%?
TP - Ngân hàng Nhà nước đã tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho 10 tổ chức tín dụng, thậm chí cho phép tăng trưởng tới 27-30% cho cả năm. Theo Ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng không vượt quá mức 8 - 10%.

> Nới hạn mức tín dụng, lo suy thoái kép

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng toàn hệ thống ngân hàng chỉ tăng 1,51% so với cuối năm 2011. Trong đó, có tới 69 tổ chức tín dụng có mức tăng trưởng âm, 57 tổ chức tín dụng tăng trưởng dương.

Để cải thiện tình hình trong các tháng cuối năm, có 23 tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng nhà nước cho phép tăng chỉ tiêu tín dụng. Còn 39 tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng trưởng bằng hoặc thấp hơn chỉ tiêu được cấp.

10 tổ chức tín dụng được tăng chỉ tiêu đều có tài chính lành mạnh, tăng trưởng tín dụng đạt trên 50% chỉ tiêu được cấp từ đầu năm (theo 4 nhóm là 0%, 8%, 15% và 17%) và có khả năng mở rộng tín dụng.

Ngân hàng nhà nước vẫn để ngỏ khả năng xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng khác.

Theo công bố của một số ngân hàng thương mại, Tienphongbank và Oceanbank được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mới tới 27%, Ngân hàng quân đội là 25% so với năm 2011…

Theo đánh giá của Ngân hàng nhà nước, nếu các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu mới, thì tín dụng toàn hệ thống năm 2012 cũng tăng không quá 15%, sẽ không gây áp lực tăng lạm phát. Hơn nữa, việc đạt được mức tăng trưởng tín dụng mới là rất khó khăn.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đặt câu hỏi:“Tăng tín dụng để làm gì?”. Vì quy mô tín dụng của Việt Nam rất cao, khoảng 2,6 triệu tỷ đồng (tính đến 30-4-2012), chiếm trên 100% GDP.

Nếu “nhắm mắt” tăng tín dụng 8-10% nữa thì dư nợ tăng thêm không hề nhỏ, tương đương khoảng 260 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, mục tiêu tăng tín dụng của ngân hàng nhà nước “có vấn đề”.

Ông Ánh cho rằng, không nên đặt vấn đề duy trì tăng tín dụng 8-10% theo nguyên lý xưa cũ là “cứ tăng tín dụng là có tăng trưởng kinh tế”. Vì việc tăng trưởng tín dụng là nằm trong mục tiêu của từng ngân hàng, phù hợp với điều kiện, tài chính và khả năng mở rộng của ngân hàng đó.

Vấn đề mấu chốt là, nếu tồn kho của doanh nghiệp vẫn cao thì họ vay vốn để làm gì? Có hai hệ quả sẽ xảy ra: một là doanh nghiệp nhắm mắt vay, mặc kệ tồn kho. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là có nhiều doanh nghiệp vác hàng tồn kho ra thế chấp.

Hai là, khi doanh nghiệp vay trong bối cảnh tồn kho cao thì sẽ dẫn tới rủi ro đạo đức. Vì họ vay ngân hàng để trả các khoản nợ khác, chứ không phải đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Do đó, các ngân hàng vẫn có thể đạt tăng trưởng tín dụng, nhưng chất lượng tín dụng sẽ không cao, tiềm ẩn rủi ro lớn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.