Những nghệ sỹ đó không xin được hỗ trợ. Ở đây, lỗi thuộc về tiêu chí xét hỗ trợ COVID. Một số nghệ sỹ xét theo bậc lương thì thấp nhưng trong đời sống thực chưa chắc cuộc sống của họ đã gặp khó khăn. Bởi ngoài lương có thể họ còn những hoạt động khác để tăng thu nhập.
Nếu không điều chỉnh tiêu chí thì tiền hỗ trợ sẽ khó đúng đối tượng cần hỗ trợ: Là những nghệ sỹ gặp khó khăn (vật chất) thật sự trong đại dịch này. Ngay cả định nghĩa “thế nào là khó khăn?”, cũng cần xem xét thận trọng.
Ý kiến của một khán giả: Không phải ai mất thu nhập cũng là khó khăn. Chỉ những người không có tiền mua lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm thiết yếu để trang trải cuộc sống trước mắt mới nên xếp vào diện khó khăn.
Bởi hiện thực, đang còn rất nhiều cảnh đời trong xã hội cần phải khẩn trương cứu trợ. Ngoài ra, những nghệ sỹ hoạt động tự do, không thuộc Nhà hát nào, thì chính sách hỗ trợ sẽ ra sao?
Nhà hát quản lý nghệ sỹ còn đưa “nhầm” những nghệ sỹ không khó khăn vào diện nhận tiền hỗ trợ thì việc trao tiền hỗ trợ cho những nghệ sỹ hoạt động tự do sẽ còn phức tạp hơn nhiều.
Tại Sài Gòn, Nghệ sỹ Thương Tín chia sẻ: Anh thỉnh thoảng nhận được chút thực phẩm từ Mạnh Thường Quân, phát cho khu nhà anh đang thuê trọ. Anh vẫn đang nôn nóng chờ tiền hỗ trợ COVID. Nhưng tiền hỗ trợ COVID cũng chỉ là giải pháp tạm thời cho cuộc sống áo cơm của người nghệ sỹ trong thời dịch. Họ vẫn phải tự cứu mình.
Không phải nghệ sỹ nào cũng thành công trên con đường kiếm sống từ “view” YouTube, cho nên một số người chấp nhận chuyển qua lao động chân tay.
Dạo Sài Gòn chưa bùng phát dịch bệnh, chân dài kiêm diễn viên Anh Thư làm kim chi để kiến tiềm. Mỹ nhân này nói: Niềm vui của chị hiện tại là nhận được những tin nhắn khách hàng ca ngợi món của chị làm.
Bình dị thế thôi! Ngay “sao” nước ngoài cũng phải chuyển nghề, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Như sao nữ Hồng Kông sinh năm 1984 Dương Kỳ trong thời dịch bệnh đã trải qua đủ nghề: Phụ việc ở xưởng nến, bồi bàn ở nhà hàng, phụ bếp cho nhà hàng… rồi làm bảo vệ cho một trường đại học.
Chưa chắc nghệ sỹ đã ngại lao động chân tay nhưng có khi họ lại sợ mất hình ảnh. Song phải chăng khó khăn hiện tại cũng là một cơ hội giúp nghệ sỹ có nhiều trải nghiệm sống?
Biết đâu, sau đây khi dịch bệnh yên ắng, được trở lại với nghề thì trải nghiệm làm bồi bàn, làm bảo vệ, bán kim chi… lại giúp nghệ sỹ hóa thân vào nhân vật tốt hơn?