Chính vì vậy, việc bổ sung Glutamin cho bé là điều vô cùng cần thiết mà mẹ cần làm ngay từ bây giờ.
Chức năng của Glutamin
Glutamin mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể bé. Theo công bố của một nghiên cứu năm 2001 từ Tạp chí dinh dưỡng, Glutamin giúp bổ sung, hỗ trợ tổng hợp protein, giảm tỉ lệ nhiễm trùng sau chấn thương, rút ngắn thời gian điều trị tại bệnh viện sau phẫu thuật và chấn thương sau tai nạn. Bổ sung Glutamin còn làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy cấp ở bé bằng cách bảo vệ đường tiêu hóa.
Theo nghiên cứu của Trung tâm y tế từ trường Đại học Maryland, trong điều kiện sức khỏe không tốt như cơ thể bị nhiễm trùng, stress, chấn thương hay phẫu thuật, số lượng Glutamin trong cơ thể sẽ giảm đi đáng kể.
Điều trị tiêu chảy
Glutamin có tác dụng chống lại tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở bé. Chúng có thể rút ngắn và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng cách bảo vệ chức năng của hệ thống miễn dịch và niêm mạc đường tiêu hóa, giảm lượng vi khuẩn tích tụ. Nghiên cứu được công bố năm 2004 của Tạp chí Gastroenterology và Dinh dưỡng Nhi khoa cho biết thời gian tiêu chảy cấp của bé được điều trị bằng Glutamin sẽ ngắn hơn so với những bé không sử dụng chất này.
Điều trị ung thư
Cơ thể bé nếu được bổ sung Glutamin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch khi đang điều trị bệnh ung thư. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa huyết học và Ung thư, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bé trong độ tuổi từ 1 tới 17 nếu được bổ sung đầy đủ chất này sẽ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bé được bổ sung Glutamin với lượng 4g/ngày sẽ giảm nhu cầu về sử dụng thuốc kháng sinh.
Bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu có thể do di truyền gây ra. Các tế bào máu đỏ có dạng bất thường như hình liềm. Bệnh này có thể làm cho cơ thể người mắc bệnh mệt mỏi, gây đau đớn, tăng trưởng chậm và nhiều dấu hiệu khác... Bổ sung Glutamin có thể cải thiện những triệu chứng này đối với cơ thể đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo cuộc thử nghiệm của “Tạp chí Nhi khoa Huyết học và Ung thư”, mỗi ngày, họ đã cho 13 bé trai và 14 bé gái sử dụng 600 mg Glutamin trên mỗi Kilogam trọng lượng cơ thể trong vòng 24 tuần. Sau thời gian này, cơ thể các bé được cải thiện rõ rệt. Những triệu chứng xấu như mệt mỏi, uể oải… giảm đáng kể; cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Nguồn bổ sung Glutamin
Việc bổ sung Glutamin trong chế độ ăn hàng ngày rất cần thiết đối với sức khỏe của bé. Chất này có trong sản phẩm từ động vật như sữa, trứng, thịt bò, gia cầm, thịt lợn. Ngoài ra, bổ sung Glutamin bằng các thực phẩm từ thực vật như rau bina, rau mùi tây, yến mạch, bắp cải, mầm lúa mỳ… cũng là một cách rất hữu hiệu cho cả mẹ và bé. Ngoài những thực phẩm từ tự nhiên, mẹ có thể tới các bệnh viện uy tín để tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung cho bé Glutamin ở dạng viên nang, viên nén hay dạng bột.
Những tác dụng phụ thường gặp
Quá trình sử dụng Glutamin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể như khàn giọng hoặc ho. Ngoài ra, sử dụng quá liều lượng Glutamin mà cơ thể cần có thể gây đau nhức, kích thích da, triệu chứng giống như bị cúm, sổ mũi, khô miệng, ra nhiều mồ hôi, khó ngủ, nôn mửa, vàng da... Liều lượng Glutamin hợp lý cho bé là 4g/ngày.
Minh Thùy
Đơn vị tư vấn chuyên môn:
Website: www.methongthai.vn
Email: tuvan@methongthai.vn
Số điện thoại: 04.628.151.22/ 0943.48.49.50
Địa chỉ: Phòng 2203 nhà 24T2 đường Hoàng Đạo Thúy, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội