Vì sao mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Nha Trang?

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
TP - Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn tại Nha Trang cùng địa hình dốc làm cho lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên tiếp. Trong khi đó, chưa thể dự báo lũ quét, sạt lở đất mà chỉ có thể cảnh báo trước 3-6 giờ với độ chắc chắn không cao cũng như khó chi tiết được đến quy mô phường, xã.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 8 gây mưa lớn ở Nam Trung bộ khiến các sông từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, khả năng xuất hiện một đợt lũ và mực nước trên các sông lên mức báo động 1 và báo động 2. Do mưa lớn, xảy ra trong thời gian ngắn (khoảng 100-150mm trong 24h) nên nguy cơ lũ cục bộ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trên các sông suối vùng núi và ngập úng cục bộ tại vùng trũng thấp thuộc các tỉnh Nam Trung bộ, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng đời sống của người dân. Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, đến đầu giờ chiều qua (18/11) ít nhất 12 người tử vong, chủ yếu do lũ quét, sạt lở đất.

Theo các chuyên gia, để hạn chế thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra thì dự báo sớm là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho biết, hiện nay chưa thể dự báo được lũ quét, sạt lở đất. Việc cảnh báo chi tiết đến huyện, xã hoặc khu vực có nguy cơ cao, rất cao chỉ có thể thực hiện trước được khoảng 3 - 6 giờ với độ chắc chắn không cao. Lý do, để cảnh báo được lũ quét, sạt lở đất tại một địa điểm, tại con suối, sườn núi, ngoài việc cần xác định được lượng mưa còn cần phải xác định được các thông tin về địa hình, cấu trúc địa chất, lớp vỏ phong hóa, đặc điểm thảm phủ, độ ẩm, mức độ bão hòa, ngưỡng mưa sinh lũ quét và sạt lở đất, các hoạt động KT - XH, dân sinh như giao thông, khai thác mỏ, xây dựng, phân bố dân cư.

Tuy nhiên, hiện nay việc dự báo định lượng chưa thể thực hiện, không chỉ thế giới mà cả Việt Nam. Trong khi đó, các thông tin số liệu đo đạc, điều tra, khảo sát thực địa của các vùng có nguy cơ phát sinh lũ quét, sạt lở đất thường không có hoặc không có đủ độ chi tiết và không được cập nhật thực tế. Bên cạnh đó, các thông tin nằm rải rác ở các bộ, ngành địa phương mà chưa có sự quản lý thống nhất.

Nha Trang: Vỡ hồ nước nhân tạo, 3 người chết 
Ngày 18/11, hồ nước nhân tạo tại tổ 1 Hoà Tây, Vĩnh Hoà (Tp Nha Trang) của khu dân cư cao cấp Hoàng Phú bị vỡ, kéo theo 3 người tử vong và 1 người bị thương nặng. 
UBND phường Vĩnh Hoà cho biết, các lực lượng chức năng đã huy động phương tiện  tích cực tìm kiếm người mất tích. Cùng đó là đoàn chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy và bộ đội trường Sĩ quan Thông tin đến ứng cứu. Hàng chục ngôi nhà bị sập, đổ nát, người dân tháo chạy trong hoảng loạn. Đây là một tai nạn bất ngờ đối với những người dân sống tại đây. 
Một người trong khu dân cư do không kịp chạy thoát nên đã bị vùi dưới lớp đất đá cùng 2 đứa bé và người vợ bị thương nặng. Hiện nay, lực lượng chức năng đang tích cực công tác cứu nạn và tìm kiếm.
Lâm Chiêu Tranh

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.