Vì sao miền Bắc ô nhiễm không khí kéo dài

0:00 / 0:00
0:00
Sáng qua, bầu trời Hà Nội mờ mịt do ô nhiễm không khí kết hợp sương mù Ảnh: Như Ý
Sáng qua, bầu trời Hà Nội mờ mịt do ô nhiễm không khí kết hợp sương mù Ảnh: Như Ý
TP - Sương mù kết hợp ô nhiễm không khí khiến bầu trời Hà Nội âm u, mờ mịt hôm qua và dự báo có thể kéo dài nhiều ngày tới.

Từ sáng 8/3, hệ thống quan trắc của Tổng cục Môi trường trên ứng dụng VN Air ghi nhận nhiều điểm ô nhiễm không khí lên ngưỡng kém, một số điểm lên ngưỡng xấu tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, miền Bắc, trong đó có Hà Nội, những ngày tới có mưa phùn, sương mù vào đêm và sáng sớm.

Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air nhận định, với điều kiện thời tiết như trên, ô nhiễm không khí có thể kéo dài đến hết tuần. Đợt ô nhiễm này có thể kéo dài cả ngày, thay vì theo chu kỳ ô nhiễm vào đêm và sáng, cải thiện vào buổi chiều như nhiều đợt ô nhiễm trước đó.

Ô nhiễm không khí kết hợp sương mù có thể khiến không khí Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chìm trong âm u, mờ mịt, tầm nhìn hạn chế. Tình trạng này sẽ tác động đến sức khỏe, đặc biệt là nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch). Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2,5 trong trường hợp phải ra ngoài.

Sẽ ban hành quy chuẩn quốc gia tiệm cận nước tiên tiến

Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, năm 2021, Bộ TN&MT sẽ triển khai một số giải pháp thúc đẩy giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí. Trong đó có việc rà soát, hoàn thiện, ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, chất lượng không khí môi trường xung quanh, đảm bảo tiêu chí tiệm cận với tiêu chuẩn các nước tiên tiến trên thế giới.

Ngoài ra, sẽ ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, hoàn thành trong quý IV.

Theo ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cơ quan này đang phối hợp Tổng cục Môi trường và một số cơ quan liên quan thúc đẩy dự báo chất lượng không khí, lồng ghép vào bản tin thời tiết hằng ngày. Ông Thái cho biết, hiện nay, dữ liệu phục vụ dự báo chất lượng không khí rất thiếu. Vì vậy, việc đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí.

Tổng cục Khí tượng Thủy văn đang từng bước nâng cấp, tích hợp hệ thống quan trắc không khí trong mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn. Bên cạnh đó, sẽ làm việc với các ban, ngành liên quan như giao thông, công thương… để tập hợp các nguồn phát thải. “Khi nguồn dữ liệu đầy đủ hơn, dựa vào các mô hình dự báo, có thể tiến hành dự báo, cảnh báo chất lượng không khí tại một số đô thị, trước tiên là Hà Nội và TPHCM”, ông nói.

Dự báo, ô nhiễm không khí có thể kéo dài đến hết tuần, kết hợp sương mù khiến miền Bắc âm u, mờ mịt. Nếu phải ra ngoài, mọi người nên đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2,5.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).