Vì sao không quân Mỹ bỏ công nghiên cứu vẩy cá hải tượng?

Hải tượng đang bị săn bắt quá mức
Hải tượng đang bị săn bắt quá mức
TPO - Không quân Mỹ được cho là đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân vì sao cá hải tượng lại có thể sống sót trong vùng nước đầy rẫy cá ăn thịt piranha hung tợn. Vì sao họ lại đổ công sức và tiền bạc vào một lĩnh vực thoạt nghe không có gì liên quan đến công việc chính của mình?

Tất nhiên không quân Mỹ không rảnh việc để đi làm thay công việc của các nhà sinh vật học. Họ đang muốn biết bí mật ẩn sau lớp vỏ cứng của cá hải tượng (arapaima), cái gì khiến những chiếc vảy của chúng có thể chống chịu những hàm răng sắc như dao cạo, để từ đó, chế tạo ra các loại vật liệu tốt hơn cho con người và đặc biệt là ứng dụng trong việc sản xuất máy bay chiến đấu.

Tạp chí Popular Mechanics nói rằng không quân Mỹ đang có chương trình nghiên cứu bằng cách nào một con cá Amazon có thể sống sót trong vùng nước đầy những con cá piranha tuy không lớn nhưng sống thành từng bầy và cực kỳ hung tợn, sẵn sàng cắn xé bất cứ thứ gì có thịt khi chúng đói.

Cá hải tượng có cái đầu bẹt giống cá quả, có thể hít thở không khí bằng một bộ phận tương tự như phổi động vật có vú, có nhiều ở Brazil, Peru hay Guyana. Cá hải tượng là một trong vài loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, có thể dài đến 3,3m, nặng tới 200kg.

Nhưng thứ giúp hải tượng sống sót là bộ giáp có thể chống chọi các cú đớp của loài cá săn mồi dữ tợn,  đặc biệt là cá piranha chuyên tấn công và ăn vật sống. Theo tin của Reuters, nhưng chiếc vẩy của cá hải tượng rất đặc, rất khó xuyên thủng dù vẫn dẻo. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là kết quả tiến hóa trong hàng triệu năm, trong môi trường đầy thứ cá chết chóc như piranha.

Các thí nghiệm cho thấy vẩy cá hải tượng “có một lớp khoáng chất cứng bên ngoài chống xuyên thủng, bên trong là một lớp khác dai nhưng dẻo là collagen- cấu trúc protein chính trong da và các mô kết nối khác của cơ thể”. Các chuyển động tương tự một cú cắn mạnh chỉ có thể làm biến dạng nhưng không thể phá hủy lớp collagen này.

Các tính chất của vẩy cá hải tượng đã khiến một số người nghĩ đến khả năng ứng dụng. Một nhóm nghiên cứu ở California, Mỹ chỉ ra một hướng ứng dụng nhằm cải thiện các loại giáp quân sự hạng nhẹ. Tuy nhiên, các thiếu sót trong việc in 3D đồng nghĩa rằng một tấm áo chống đạn bao phủ bằng vẩy có thể còn cần thêm thời gian hoàn tất.

MỚI - NÓNG