Vì sao học sinh không thích sử?

Vì sao học sinh không thích sử?
TP - Lần đầu tiên, thực trạng dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông được phân tích cặn kẽ bởi chính những người trong cuộc - các giáo viên dạy sử và các nhà nghiên cứu lịch sử - ở một diễn đàn chính thức do Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử VN tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 18, 19-8.
Thiếu câu chuyện, thiếu nhân vật, môn sử hấp dẫn làm sao được. Ảnh: Blog Nguyen Cong
Thiếu câu chuyện, thiếu nhân vật, môn sử hấp dẫn làm sao được. Ảnh: Blog Nguyen Cong.

Khi học sinh phải học sử người lớn thu nhỏ

Theo một khảo sát nhỏ với một nhóm 210 học sinh ở Hà Nội do các giảng viên trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia HN thực hiện, hầu hết học sinh không hứng thú với môn sử, trong đó hơn 1/3 trả lời là không thích.

Hầu hết các em coi môn sử là môn phụ không cần học, nếu học chỉ để cho đủ điểm, không cần đọng lại gì trong đầu.

Kết quả khảo sát này cũng phù hợp với phản ánh của các giáo viên dạy sử trên mọi miền đất nước.

Tại các thảo luận nhóm cũng như bên hành lang hội thảo, tất cả các giáo viên đều bày tỏ cảm xúc bi quan về thái độ học sử của học sinh.

Khi phân tích nguyên nhân học sinh sợ và ghét học sử, các đại biểu tham gia hội thảo đều dễ dàng thống nhất rằng, do chương trình - sách giáo khoa (SGK), giáo viên, điều kiện dạy học, nhận thức của xã hội về môn sử; cách học ứng thí. Yếu tố nào cũng nhặt ra được cơ man “tội”.

Theo đề xuất phương án đổi mới của Viện Khoa học GD VN, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng một chương trình quốc gia, trên cơ sở đó biên soạn một số bộ SGK mà nội dung phải phù hợp trình độ của chương trình học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Hình thức SGK phải đẹp, hấp dẫn và phù hợp tâm lý học sinh.

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN cho rằng SGK lịch sử phổ thông gần như tóm tắt sách sử của người lớn để bắt học sinh học, vì vậy nội dung SGK vừa thừa, vừa thiếu.

Ủng hộ quan điểm này, GS Đỗ Thanh Bình, trường ĐH Sư phạm Hà Nội liệt kê nhiều bài học trong SGK được viết với dung lượng kiến thức “nặng”, dàn trải, khô cứng, những diễn biến chi tiết phức tạp.

“Các em nhớ được từng ấy chi tiết thì quá tài, mà cũng chẳng để làm gì vì quên ngay”, GS Bình nói.

TS Lê Vinh Quốc, trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận xét các bài viết trong SGK chứa đựng rất nhiều sự kiện nhưng hiếm có bài nào tường thuật sự kiện một cách cụ thể sinh động với những nhân vật được khắc họa đầy đủ.

Kiến thức liên quan kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, SGK chỉ dạy nhiều về thiệt hại của địch. Những mất mát, hy sinh, bi hùng lại bị bỏ qua. Lịch sử không chỉ có một chiều - PGS Nguyễn Quốc Hùng, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội nói.

Cần giáo dục lịch sử qua các nhân vật lịch sử

Kể về một ký ức tuổi học trò, cô giáo Trần Thị Lệ Thủy đến từ trường THPT Nguyễn Du, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nhắc đến cuốn “Những vì sao đất nước” được xuất bản ở miền Nam trước năm 1975.

“Hồi đó mới giải phóng, tôi còn là học sinh cấp II nhưng cảm hứng yêu thích lịch sử dân tộc đã đến với tôi từ các nhân vật Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tượng... được kể trong cuốn sách ấy. Đó cũng là nguyên cớ dẫn dắt tôi trở thành giáo viên dạy lịch sử”, cô Thủy nói.

Theo các nhà nghiên cứu, mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục lịch sử ở trường phổ thông chính là hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử dân tộc trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh.

Hiệu quả giáo dục lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử là điều mà chuyên gia nào cũng nhận thấy rõ nhưng SGK lịch sử không lĩnh hội được tinh thần này.

Lịch sử VN hiện đại được tạo nên bởi những người con nằm trong hơn 3.000 nghĩa trang khắp cả nước; những bà mẹ VN anh hùng một lần tiễn con đi không bao giờ gặp lại; những người nông dân một nắng hai sương sẵn lòng vét đến hạt thóc cuối cùng cho chiến trường..., nhưng hình ảnh những người làm ra lịch sử trong SGK rất mờ nhạt.

“Lịch sử là phải có con người, nhưng trong SGK từ lớp 9 đến lớp 12 đều thiếu vắng con người”, GS Nguyễn Thị Côi, trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói.

Đề xuất thiết kế chương trình cho cấp THCS và THPT, một số người cho rằng, nên gói gọn thông sử trong chương trình THCS, còn THPT chỉ dạy theo chủ đề.

Một số ý kiến khác, chẳng hạn như PGS Đào Tuấn Thành, trường ĐH Sư phạm Hà Nội lại kiến nghị, nên kết thúc phần thông sử Việt Nam cũng như thế giới ở lớp 11, từ lớp 12 chỉ dạy theo các chuyên đề đề cập các vấn đề cốt lõi của lịch sử dân tộc từ cổ điển đến hiện tại.

Không chỉ khắc họa các nhân vật lịch sử mà việc giáo dục lịch sử học sinh thông qua các câu chuyện cũng là ý kiến được hầu hết các diễn giả tán thành, đặc biệt là với đối tượng học sinh bậc tiểu học.

Nhiều đại biểu đề xuất, nếu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn chương trình - SGK mới thì nên thiết kế theo hình thức “đường thẳng”, tránh lối “đồng tâm” xơ cứng và nhàm chán như hiện nay (học sinh THPT tiếp tục học kiến thức đã được dạy ở THCS tiếng là mở rộng, nâng cao nhưng thực chất chỉ là học đi học lại).

Với tiểu học nên bỏ dạy thông sử (lịch sử kinh tế, chính trị, văn hóa... từ cổ tới kim của một đất nước) như hiện nay. “Ở lứa tuổi còn phải “dỗ dành ăn ngủ” này thì đưa ra chương trình giáo dục lịch sử nhẹ nhàng, thể hiện trong SGK bằng những câu chuyện lịch sử, ngắn gọn, hấp dẫn”, GS Đỗ Thanh Bình đề xuất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.