Vì sao doanh nghiệp lên sàn chứng khoán ngày càng teo tóp?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thị trường chứng khoán đang chờ nâng hạng với sự kỳ vọng tạo ra diện mạo mới, song một thực tế đang diễn ra là số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn ngày càng teo tóp, vì sao lại như vậy? 

Số lượng sụt giảm

Cách đây 7-8 năm, một ngày, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) hay Hà Nội (HNX) đều tất bật đánh cồng vài lần để chào đón những “tân binh” lên sàn. Nhưng kể từ đó, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, tiếng cồng dường như trở nên xa lạ với nhà đầu tư, họ còn ví tiếng cồng tại các sở giao dịch giờ đây không khác gì tiếng chuông tại chùa Bà Đanh.

Số liệu từ Ủy ban Chứng khoán cho thấy, tính đến đầu tháng 3, trên thị trường có 1.591 doanh nghiệp niêm yết, trong đó sàn HoSE có 392 mã cổ phiếu, HNX có 311 mã và Upcom có 888 mã.

So với 5 năm trước, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn có xu hướng giảm. Cụ thể, vào tháng 3/2020, tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn đạt 1.628 mã, trong đó sàn HoSE có 378 mã, HNX 367 mã, Upcom 883 mã.

Vì sao doanh nghiệp lên sàn chứng khoán ngày càng teo tóp? ảnh 1

Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có dấu hiệu suy giảm trong 5 năm gần đây.

Năm 2024 được xem là năm thị trường có nhiều “hàng” mới nhất giai đoạn vừa qua khi HoSE chào đón 10 doanh nghiệp niêm yết, 7 doanh nghiệp chuyển sàn từ Upcom sang và HNX ghi nhận 2 tân binh. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết trên HoSE cũng lên 10, HNX có tới 16 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, hoặc vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

Việc thị trường chứng khoán không có nhiều gương mặt mới lên sàn cũng đang làm giảm sức hấp dẫn, dù thị trường có không ít điểm tích cực như: Tổng giá trị niêm yết, vốn hóa và dòng tiền đổ vào thị trường không ngừng tăng… Có thời điểm, thanh khoản thị trường đạt kỷ lục hơn 2 tỷ USD/phiên; cổ phiếu doanh nghiệp "chân ướt, chân ráo" lên sàn như VNZ (Công ty Cổ phần VNG) cũng được đẩy tới hơn 1 triệu đồng/cổ phiếu - mức đắt nhất trên thị trường lúc bấy giờ...

Thủ tục còn nhiêu khê, thiếu minh bạch

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng, doanh nghiệp Việt chưa mặn mà lên sàn là do thủ tục và quy trình hiện nay khá nhiêu khê, chi phí lên sàn khá lớn.

Theo ông Huân, để một doanh nghiệp có thể niêm yết trên sàn chứng khoán cần phải tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và sau một thời gian hội đủ các điều kiện thì mới được nộp đơn để niêm yết. Đây là khâu khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và không cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại toàn bộ quy trình vận hành sao cho chuyên nghiệp, minh bạch và thuê các tổ chức tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

“Doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết ở Việt Nam đa phần là từ các “doanh nghiệp gia đình” nên để tái cấu trúc theo mô hình chuyên nghiệp và có thêm cổ đông tham gia có thể làm giảm quyền chi phối công ty nên họ chưa thực sự thiết tha. Lợi ích mang về chưa thực sự lớn so với chi phí và các bất cập hiện nay của thị trường mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt, thế nên chưa tạo động lực được cho các doanh nghiệp”, ông Huân nói.

Vì sao doanh nghiệp lên sàn chứng khoán ngày càng teo tóp? ảnh 2

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán cần minh bạch, cải cách thủ tục hành chính hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết.

Với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc cổ phần hóa, ông Huân cho rằng tiến trình này cũng đang diễn ra khá chậm. Từ sau khi đại dịch COVID-19 và tiếp đến giai đoạn kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhiều tập đoàn lẫn các nhà đầu tư tài chính cũng thu hẹp hoạt động nên doanh nghiệp khó tìm ra nhà đầu tư chiến lược.

Đặc biệt, theo ông Huân, nguyên nhân lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà lên sàn chứng khoán là có nhiều bất cập, ví dụ như thiếu minh bạch, tình trạng làm giá cổ phiếu hay các vấn đề về quản lý thị trường chưa được hoàn thiện, dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến doanh nghiệp cũng đắn đo khi niêm yết.

Một lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam cho hay, đến nay, hiệp hội có hơn 65.000 doanh nghiệp thành viên đang hoạt động trong hiệp hội, trong đó 650 doanh nghiệp đã niêm yết hoặc đang trong giai đoạn tiến hành đăng ký giao dịch trên sàn Upcom để chuẩn bị niêm yết. Nguyên nhân là điều kiện tiên quyết để đại chúng hóa, niêm yết là vốn điều lệ còn ngặt ngèo.

Theo lãnh đạo Hiệp hội DNVVN, các điều kiện để doanh nghiệp lên sàn được kiểm soát chặt chẽ hơn, đòi hỏi chất lượng của doanh nghiệp phải thuộc dạng tốt, với báo cáo tài chính sạch sẽ, lợi nhuận tối thiểu 2 năm và mức vốn điều lệ tối thiểu cao (30 tỷ đồng đối với công ty đại chúng hoặc niêm yết trên HNX và lên tới 120 tỷ đồng đối với HoSE).

“Đây là điều kiện khó với các DNVVN của Việt Nam. Việc chuyển mình từ một công ty tư nhân lên công ty đại chúng và thậm chí niêm yết đòi hỏi mức độ cam kết cao của ban lãnh đạo, cũng như tầm nhìn dài hạn về chiến lược vận hành, tài chính, kinh doanh, khiến doanh nghiệp chật vật”, lãnh đạo DNVVN cho hay.

Để có thể thu hút được nhiều hơn doanh nghiệp niêm yết, ông Nguyễn Hữu Huân cho rằng, cần tái cấu trúc lại toàn bộ thị trường chứng khoán theo hướng minh bạch, thủ tục đơn giản, tinh gọn và giảm bớt chi phí phát hành, niêm yết, cũng như ứng dụng công nghệ để quy trình niêm yết trở nên tinh gọn và dễ dàng hơn.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng nên xây dựng một sân chơi cho DNVVN, có thể phát triển thị trường Upcom theo hướng này để nó trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho DNVVN, nhằm giảm áp lực cho kênh ngân hàng. Theo ông Huân, khi thị trường đủ sức hấp dẫn thì các doanh nghiệp sẽ không ngại tham gia.

MỚI - NÓNG
Hoạt động đầu tiên của 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Hoạt động đầu tiên của 41 thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 tại Hà Nội
TPO - MC, BTV Đỗ Ngọc Sơn dành lời khen nhiều thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 tự tin và có tiềm năng. "Dù còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử, tôi nhìn thấy ở các cô gái sự tự tin, ham học hỏi. Họ mạnh dạn bày tỏ quan điểm và có những cách tiếp cận vấn đề thông minh, sáng tạo", MC, BTV Đỗ Ngọc Sơn chia sẻ.
Nguyễn Trung Cường cảm ơn bản thân đã 'không bỏ cuộc' tại Tiền Phong Marathon 2025
Nguyễn Trung Cường cảm ơn bản thân đã 'không bỏ cuộc' tại Tiền Phong Marathon 2025
TPO - Dù gặp vấn đề sức khỏe trước ngày thi đấu, Nguyễn Trung Cường vẫn xuất sắc vô địch cự ly 21,125 km tại Tiền Phong Marathon 2025. Chiến thắng này là minh chứng cho tinh thần kiên cường, quyết tâm không bỏ cuộc của Trung Cường, đồng thời khẳng định đẳng cấp của một vận động viên điền kinh hàng đầu Việt Nam.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lý do chính khiến giá vàng cao kỷ lục

Lý do chính khiến giá vàng cao kỷ lục

TPO - Ông Philip Newman - Giám đốc điều hành của Metals Focus - cho biết: "Lý do chính dẫn đến giá vàng cao kỷ lục liên tiếp là hoạt động mua vào kim loại quý. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn. Tình hình bất ổn hiện chưa có dấu hiệu dừng lại".
Giá vàng cao chót vót

Giá vàng cao chót vót

TPO - Sáng nay (2/4), giá vàng trong nước duy trì trên mốc 102 triệu đồng/lượng. Theo đó, các doanh nghiệp nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra từ 2,5 - 2,7 triệu đồng/lượng.
Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD

TPO - “Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay” - ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - chia sẻ với PV Tiền Phong chiều 1/4.
Hà Nội vào mùa hoa loa kèn

Hà Nội vào mùa hoa loa kèn

TPO - Thủ phủ hoa Tây Tựu ở quận Bắc Từ Liêm và Hạ Mỗ ở huyện Đan Phượng đang bước vào những ngày thu hoạch hoa loa kèn đầu tiên. Theo người trồng hoa, năm nay loa kèn được giá nhưng sản lượng hoa giảm nhiều.
Giá vàng tăng kỷ lục, coi chừng ‘trái đắng’

Giá vàng tăng kỷ lục, coi chừng ‘trái đắng’

TP - Giá vàng hôm qua lên cao nhất lịch sử: Vàng thế giới vượt mốc 3.100 USD/ounce, vàng trong nước gần 103 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư cẩn trọng khi đổ tiền vào vàng lúc này, trong khi cơ quan chức năng cần có giải pháp điều tiết để dòng tiền chảy vào sản xuất, kinh doanh, thay vì tìm nơi trú ẩn.