Vì sao dân Bắc Ninh lập chốt giữ ruộng?

Người dân thôn Ngang Nội lập chốt giữ ruộng. Ảnh: P.V
Người dân thôn Ngang Nội lập chốt giữ ruộng. Ảnh: P.V
TP - Trước việc đất nông nghiệp bị san lấp để thực hiện dự án đấu giá quyền sử dụng đất nhưng lại không được đền bù, nhiều người dân xã Hiên Vân (Tiên Du, Bắc Ninh) đã lập “chốt” ven đường để giữ ruộng.

Trong đơn gửi Tiền Phong, người dân thôn Ngang Nội (xã Hiên Vân) cho biết, trước đây họ được giao đất nông nghiệp ở khu cánh đồng Dé để sản xuất, năm 1993 được cấp sổ đỏ. Năm 2016, chính quyền lấy một phần đất ruộng ở cánh đồng Dé để làm đường.

Năm 2018, đất ruộng ven con đường này bị thu hồi để san lấp, thực hiện dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng nông thôn mới, nhưng không đền bù cho người dân.

Trước sự việc trên, người dân thôn Ngang Nội kiến nghị sự việc. Ngày 12/4/2019, UBND huyện Tiên Du có văn bản trả lời ông Nguyễn Tiến Tụ (đại diện cho người dân địa phương) với nội dung: Đất tại khu đồng Dé thuộc đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã (đất tạm giao). Thôn, xã đã thanh lý hợp đồng cho thuê đất theo đúng quy định trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được bồi thường thiệt hại về hoa màu và chi phí đầu tư vào đất.

Tuy nhiên, ông Tụ và nhiều hộ dân địa phương cho rằng trả lời trên chưa thỏa đáng và tiếp tục kiến nghị sự việc. Trong lúc chờ giải quyết, họ thấy đất vẫn được đổ vào ruộng để tiến hành san lấp. Người dân đã ngăn việc đổ đất, rồi lập chốt cử người canh giữ ruộng, chờ giải quyết kiến nghị.

Cần làm rõ nguồn gốc đất

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khánh Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiên Vân cho biết: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cấp năm 1993 cho người dân tại cánh đồng Dé hiện không còn giá trị, vì năm 1999 UBND huyện Tiên Sơn (nay là huyện Tiên Du) đã cấp đổi sổ đỏ (do thực hiện việc dồn điền đổi thửa tại địa phương) cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp tại đây. 

Theo đó, hầu hết người dân có đất ruộng tại đồng Dé được chuyển sang canh tác chỗ khác, và được cấp sổ đỏ năm 1999. Do đất tại đồng Dé để không, nên sau đó đã tạm giao cho địa phương thực hiện vào mục đích công ích. Đất này sau đó lại được giao cho người dân sản xuất, nhưng lại không ký hợp đồng giao đất công ích với người dân. “Do thiếu sót này, cộng với việc không thu hồi sổ đỏ đã cấp năm 1993 cho nhiều hộ dân khiến họ lầm tưởng vẫn sở hữu đất nông nghiệp tại cánh đồng Dé”- ông Hùng lý giải.    

Ông Hùng cũng cho biết, đất tại cánh đồng Dé đã được lập quy hoạch để chuyển đổi thành đất ở từ năm 2010, nhưng chưa được thực hiện do chờ kinh phí.Đến năm 2016, việc làm đường qua cánh đồng Dé mới được tiến hành. Cuối năm 2018, dự án chuyển đổi thành đất ở tại cánh đồng Dé được thực hiện, nhưng do những khúc mắc trên khiến người dân kiến nghị, yêu cầu được bồi thường.

“Ngày 19/4/2019, lãnh đạo huyện Tiên Du tổ chức đối thoại với người dân về vấn đề trên.Sau đó, lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, UBND xã và đại diện người dân cùng làm rõ nguồn gốc đất tại cánh đồng Dé để giải quyết dứt điểm sự việc”- ông Hùng cho biết.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.