Vì sao cháy chung cư chủ yếu bắt đầu từ tầng hầm?

Hàng loạt xe máy cháy rụi trong hầm chung cư Carina vừa qua. Ảnh: Ngô Bình.
Hàng loạt xe máy cháy rụi trong hầm chung cư Carina vừa qua. Ảnh: Ngô Bình.
TPO - Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thục- Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, rất nhiều vụ cháy nổ chung cư thời gian qua có nguyên nhân xuất phát từ tầng hầm để xe máy. Ở các nước, khu để xe có thể tách biệt với tòa nhà hoặc ở tầng thấp của tòa nhà.

Tầng hầm là nơi bén lửa, dẫn cháy, gây hỏa hoạn chung cư

Vụ cháy chung cư kinh hoàng tại Carina Plaza (quận 8, TP.HCM) ngày 23/3 vừa qua, bắt nguồn từ tầng hầm đã cướp đi sinh mạng của 13 người và khiến cho 60 bị thương, hàng trăm xe máy và ô tô bị thiêu rụi cùng với nhiều thiệt hại khác.

Theo kết quả ban đầu của Cảnh sát PCCC, ngọn lửa xuất phát từ một xe máy, sau đó lan sang các xe xung quanh tại tầng hầm rộng hàng nghìn m2, chứa hơn 1.000 xe máy, hàng chục ôtô. Lửa ở tầng hầm nhanh chóng bao trùm khoảng 300m2, cột khói lùa lên các tầng của tòa nhà chung cư rất mạnh và hầu hết nạn nhân tử vong do ngạt khói.

Trước đó, vào ngày 11/10/2015, tại tầng hầm tòa nhà Chung cư CT4 khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông (Hà Nooij0, đã xảy ra cháy. Nguyên nhân là bắt nguồn từ sự cố xảy ra tại khu vực tủ điện tầng hầm đơn nguyên CT4A. Từ đây, ngọn lửa lan sang các phương tiện bên cạnh, tạo ra nhiều khói và tiếng nổ. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi 200 xe máy, 45 xe đạp và làm 1 ôtô hư hỏng nhẹ, 10 người bị ngạt khói và choáng, trong đó có ba lính cứu hỏa.

“Dưới tầng hầm để xe máy, ô tô, nguy cơ tiềm ẩn từ các nguồn nhiệt. Ví dụ lực lượng bảo vệ có thể nấu nướng, thuốc lá, thuốc lào. Hay như bây giờ nhiều xe đang đi trên đường tự bốc cháy thì ngay cả để trong tầng hầm cũng rất nguy hiểm”, Đại tá Lê Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc cảnh sát PCCC Hà Nội chia sẻ.

Theo PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư, rất nhiều vụ cháy nổ có nguyên nhân xuất phát từ tầng hầm để xe máy. Những chiếc xe không đảm bảo yêu cầu mà rò rỉ xăng dầu thì chỉ cần 1 người hút thuốc đi ngang qua cũng có thể làm ngọn lửa bùng phát. Ở các nước khác, khu để xe có thể tách biệt với tòa nhà hoặc ở tầng thấp của tòa nhà”.

Thảm khốc từ sai lệch thiết kế, “coi thường” công tác PCCC tại tầng hầm

Sau các vụ cháy chung cư mới lộ ra nhiều sai phạm và thiếu xót, hầu hết các CĐT đều “phất lờ” nhiều yêu cầu của PCCC như  thiết kế chịu lực phần đế chưa ổn, thiếu hệ thống hút khói của toàn bộ tòa nhà, thiếu hệ thống tăng áp cầu thang thoát nạn, thiếu hệ thống báo cháy các tầng…, công trình đưa vào hoạt động khi chưa nghiệm thu, không đảm báo tính an toàn gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Khi vụ cháy tại chung cư Carina Plaza (quận 8, TP.HCM) xảy ra, thời điểm ban đêm và hệ thống PCCC của chung cư này cùng lúc xảy ra nhiều sai phạm như tất cả hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, đèn hướng dẫn và hệ thống bơm nước đều hư hỏng, các cửa ngăn khói, chống cháy đều được mở nên khói bốc lên các tầng cao. Người dân phát hiện thì khói và nhiệt độ đã bao trùm toàn bộ khu nhà khiến nhiều người bị tử vong vì ngạt khói.

Lý giải việc công trình đưa vào hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC, ông Nguyễn Thành Trung, Chuyên gia Quản lý Tư vấn Vận Hành Kĩ Thuật Tòa nhà, CBRE Hà Nội cho biết: “Việc nghiệm thu PCCC không có gì phức tạp nếu chủ đầu tư thực hiện đúng, đủ các tiêu chí như bản vẽ được thẩm duyệt. Tuy nhiên, trên thực tế có một số công trình bị chậm về khâu này đa phần do khi thực hiện, thi công lắp đặt các hệ thống trong tòa nhà không đúng như thiết kế được thẩm duyệt ban đầu. Mặt khác, chủ đầu tư thiếu sự tư vấn của đơn vị quản lý vận hành về sau, cho nên nhiều vấn đề, nhiều rủi ro chưa được đề ra khi xây dựng công trình”.

“Với những tòa chung cư đã bị sai lệch từ khâu duyệt thiết kế, thì việc đầu tiên chúng ta cần phải cải tạo là cửa chống cháy ở các tầng hầm nối với các tầng dân ở phải được làm khẩn cấp, đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Để đảm bảo sự an toàn, chúng ta cần thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị. Đối với các tầng hầm để xe, cần có vòi cứu hỏa, đủ lượng nước để xịt vào các điểm cháy trong trường hợp khẩn cấp”. PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư chia sẻ.

Đại tá, PGS. TS. Ngô Văn Xiêm, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC khẳng định: “Bất cứ vị trí nào trong tòa nhà còn chưa được nghiệm thu thì tòa nhà vẫn vi phạm PCCC, sẽ không đủ điều kiện đưa người dân vào ở. Quá trình nghiệm thu có cho phép nghiệm thu từng phần nhưng phải đầy đủ cả toà nhà mới được đưa người dân vào sử dụng vì phải đảm bảo tính an toàn của cả toà nhà”.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên-Huế rà soát sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Mưa lớn kéo dài, Thừa Thiên-Huế rà soát sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm
TPO - Trước tình hình mưa lớn còn tiếp diễn, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) yêu cầu các địa phương, đơn vị rà soát các khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu, địa bàn dễ bị chia cắt.