Vì sao ấn phát tại đền Trần lại thiếu nét ?

Vì sao ấn phát tại đền Trần lại thiếu nét ?
Những ngày qua, dư luận nghi ngờ về tính chân thực của những cánh ấn được phát trong Lễ khai ấn đền Trần năm Canh Dần 2010, do trong những cánh ấn đó có những chữ thiếu nét, câu "Tích phúc vô cương" lại thành câu trái nghĩa "Tích phúc vô cường".

>> Ấn đền Trần có chữ bị lỗi hay không: Đợi mở ấn

Vì sao ấn phát tại đền Trần lại thiếu nét ? ảnh 1
Ảnh chụp bản in quả ấn xin được ở Đền Trần. 4 chữ lớn ở chính giữa là: “Trần miếu tự điển”, 4 chữ nhỏ ở cạnh dưới là: “Tích phúc vô cường”.
Vì sao ấn phát tại đền Trần lại thiếu nét ? ảnh 2

Điều này có phần làm ảnh hưởng đến nét đẹp, ý nghĩa văn hoá và tâm linh của Lễ khai ấn đền Trần. Về vấn đề này, cụ Trần Huy Chiến, Tổ trưởng tổ từ đền Trần-người có trọng trách nhất trong việc cất giữ và sử dụng ấn đền Trần thừa nhận chữ trong một số cánh ấn bị thiếu nét là đúng, song đó là do lỗi kỹ thuật. Bởi vậy, các lá ấn phát ở đền Trần đều là ấn "xịn", giá trị ý nghĩa không thay đổi.

Lễ Khai ấn đền Trần diễn ra vào giờ Tý, ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Người dự lễ sẽ được phát ấn bằng giấy hoặc bằng vải. Trên các cánh ấn có in 8 chữ Hán, trong đó có 4 chữ lớn là " Trần miếu tự điển" nghĩa là "điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần” và 4 chữ nhỏ là "Tích phúc vô cương" nghĩa là " ban phúc vô bờ".

Tuy nhiên sau Lễ khai ấn đền Trần năm Canh Dần này, nhiều người đã phát hiện trong các cánh ấn có chữ bị thiếu nét, nghĩa của các câu không đúng với nguyên bản. Cụ thể, chữ "cương" trong câu “Tích phúc vô cương” bị thiếu bộ "thổ" nên đọc thành "cường" và cả câu là "Tích phúc vô cường" có nghĩa là "tích phúc không mạnh" nên nghi ngờ tính chân thực của các cánh ấn này.

Cụ Trần Huy Chiến cho biết, ngay sau khi có thông tin trên, thủ từ đền Trần và các ngành chức năng đã kiểm tra và ghi nhận sự việc trên là có thật. Đồng thời kiểm tra lại chiếc ấn cổ mà các cụ dùng để đóng ấn thì thấy chiếc ấn này vẫn có bộ "thổ" trong chữ "cương" song đã bị mực son két dính gần như lấp phủ hoàn toàn, sau khi bao sái (lau chùi) thì bộ "thổ" mới lộ rõ.

Cũng theo cụ Chiến, trong chiếc ấn cổ này, 4 chữ "Trần miếu tự điển" được khắc to và nổi nên không bị két dính, còn 4 chữ "Tích phúc vô cương" được khắc nhỏ và chìm nên rất dễ bị mực son két dính, nhất là khi ấn được sử dụng nhiều lại không được bao sái cẩn thận.

Về câu hỏi: Việc khai ấn chỉ được làm trong một canh giờ, làm sao có thể đóng hàng chục nghìn cánh ấn để phát cho nhân dân, phải chăng chúng được in mang tính công nghiệp?

Cụ Chiến cho biết, Khai ấn đền Trần là một nét đẹp văn hoá có từ xa xưa, song chủ yếu được tổ chức trong phạm vi hẹp. Từ năm 2000 trở lại đây, lễ khai ấn đền Trần mới được tổ chức quy mô lớn và ngày càng thu hút đông đảo du khách tham dự.

Do vậy, để có đủ ấn phát cho du khách, từ ngày mồng 1 Tết, các cụ từ đền Trần đã làm lễ, cẩn cáo xin khai ấn. Tuỳ vào nhu cầu hàng năm, một lượng ấn nhất định sẽ được đóng, sau đó được làm lễ dâng cáo các vua Trần và niêm phong để đến giời Tý ngày rằm tháng riêng phát cho du khách.

Trong lễ Khai ấn chính thức vào giờ Tý, ngày Rằm tháng Giêng chỉ đóng 9 cánh ấn để dâng thờ ở 9 di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hoá thời Trần. Cụ Trần Huy Chiến khẳng định, dù ít hay nhiều, từ xưa tới nay toàn bộ ấn phát tại đền Trần đều được đóng thủ công bằng chiếc ấn cổ duy nhất đang được cất giữ nghiêm ngặt tại đền Trần, không có chuyện ấn được in công nghiệp.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG