VFF muốn sớm hoàn tất tổ chức đại hội 8

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện là 1 trong 2 lãnh đạo Bộ được đề cử cho vị trí Chủ tịch VFF khóa 8. Ảnh: VSI.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện là 1 trong 2 lãnh đạo Bộ được đề cử cho vị trí Chủ tịch VFF khóa 8. Ảnh: VSI.
TP - LÐBÐVN (VFF) đang rốt ráo hoàn tất công tác chuẩn bị để tổ chức Ðại hội nhiệm kỳ 8, sau nhiều ý kiến lo lắng vì việc đã trì hoãn quá lâu.

Kế hoạch ban đầu Ðại hội 8 VFF đáng nhẽ phải diễn ra hồi tháng 3 vừa qua, nhưng rốt cuộc đã phải hoãn lại nhiều lần do công tác cơ cấu nhân sự lãnh đạo chủ chốt chưa hoàn tất. Sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, VFF vẫn chưa giới thiệu được một ứng viên chủ tịch đủ tầm.

Theo tìm hiểu, tình trạng này khiến lãnh đạo ngành thể thao hết sức lo lắng và sốt ruột. Ðặc biệt sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 5 đối với Bộ VH-TT&DL về việc cần sớm củng cố, kiện toàn VFF, công tác tổ chức Ðại hội 8 càng trở nên quan trọng hơn. Trả lời Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, một trong những nhiệm vụ quan trọng của bóng đá Việt Nam phía trước là phải chuẩn bị tốt cho các đội tuyển quốc gia dự các giải đấu quốc tế năm 2018, đồng thời tổ chức tốt Ðại hội 8, tìm được người thực sự có tâm và tài.

Ngày 17/7, Tiểu ban nhân sự Ðại hội 8 VFF đã có công văn gửi các đơn vị thành viên, đề nghị tiếp tục giới thiệu người tranh cử BCH và các vị trí lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 8. Tới ngày 23/7, VFF đã chốt danh sách các ứng viên được giới thiệu. Tin của Tiền Phong cho biết danh sách mới có khá nhiều thay đổi so với danh sách lần 1 và lần 2. Cụ thể ở vị trí chủ tịch, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện và Thứ trưởng Lê Khánh Hải đều được giới thiệu. Trong khi đó ngoài được giới thiệu tranh cử chủ tịch, giám đốc Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Ðình Cấn Văn Nghĩa còn được giới thiệu vào vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài trợ; nguyên Phó chủ tịch HÐQT VPF Nguyễn Công Khế được giới thiệu thêm vị trí Phó chủ tịch phụ trách truyền thông.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện hôm qua cho biết, ông chưa nhận được giới thiệu từ phía VFF. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, cho dù với cương vị nào thì Bộ VH-TT&DL và trực tiếp ở cương vị Bộ trưởng, ông cũng sẽ chịu trách nhiệm cao nhất đối với các vấn đề của bóng đá. “Vừa qua, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục TDTT, VFF cần sớm phối hợp thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, tổ chức Ðại hội 8 tuân theo đúng quy định pháp luật, Ðiều lệ VFF và FIFA. Tôi cho rằng đây cũng là mong mỏi của người hâm mộ”- ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.

Theo TTK VFF Lê Hoài Anh, sau khi tổng hợp danh sách ứng viên, VFF trong tuần này sẽ gửi công văn tới từng người để đề nghị xác nhận việc ra tranh cử hay không. “Những người tranh cử sẽ phải hoàn tất hồ sơ gửi VFF, từ đó chúng tôi sẽ tổng hợp báo cáo Bộ và các đơn vị liên quan để xin cấp phép tổ chức Ðại hội. Mong muốn của VFF là cần tổ chức càng sớm càng tốt vì phía trước bóng đá Việt Nam đang có nhiều nhiệm vụ”-ông Lê Hoài Anh cho biết.

Liên quan đến trường hợp Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn, do thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Ðảng ủy khối các cơ quan Trung ương về một số hoạt động Chị bộ VFF, Ðảng ủy Tổng cục TDTT hiện đang xem xét việc xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan, trong đó có ông Trần Quốc Tuấn trên cương vị Bí thư Chi bộ. Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết tuỳ mức độ và hình thức kỷ luật, đồng thời căn cứ vào các quy định về quản lý cán bộ, Ðảng ủy Tổng cục TDTT sẽ xem xét giới thiệu ông Trần Quốc Tuấn vào vị trí phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có chỉ đạo về việc củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo VFF, giúp cho bóng đá Việt Nam phát triển trong tương lai.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.