Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần'

Người dân Kim Thượng hoag mang đến trung tâm y tế xã lấy máu gửi về trung tâm y tế huyện khám xét nghiệm nhanh đối với bệnh nhân đến chẩn đoán HIV.
Người dân Kim Thượng hoag mang đến trung tâm y tế xã lấy máu gửi về trung tâm y tế huyện khám xét nghiệm nhanh đối với bệnh nhân đến chẩn đoán HIV.
TPO - Ghi chép của nhóm phóng viên Tiền Phong những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình vào 'tâm bão' HIV ở miền sơn cước, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Trong cơn hoang mang khi quá nhiều người dân phát hiện kết quả dương tính với căn bệnh HIV/AIDS, nhiều người dân Kim Thượng đặt nghi vấn “thủ phạm” chính là y si tên Hà Trần Thảo của Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn.

Bão bệnh ập xuống bản nghèo

Từ trung tâm huyện Tân Sơn, con đường núi độc đạo dẫn vào xã Kim Thượng – thung lũng có cánh đồng đẹp như tranh vẽ. Tuy nhiên, còn ngổn ngang hàng chục điểm sạt lở ta luy khá nguy hiểm gây cô lập vùng quê nhiều ngày từ đợt mưa lũ sau cơn bão Sơn Tinh, hiện đã tạm thông tuyến.

Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần' ảnh 1 Ở đây, chuyện về những người bị nhiễm HIV trở thành "thời sự" với bà con. Mọi người bàn tán trong nỗi hoang mang, lo lắng.

Đưa 2 đứa cháu đến bệnh xá, gương mặt bà H. Như muốn khóc: “Đợt trước nhà tôi chưa được làm xét nghiệm. Giờ nghe tin nhiều người nhiễm HIV quá, tôi lo lắm. Thằng cháu tự nhiên bị rụng hết tóc đấy. Chiều nay bệnh xá tiêm phòng trẻ con, sáng mai con tôi mang cháu xuống huyện làm xét nghiệm”.

Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần' ảnh 2 Gần tuần nay, cuộc sống nhiều gia đình chị H.N.Đ bị đảo lộn bất ngờ phát hiện con gái P.T.Q 18 tháng tuổi nhiễm HIV.

Gương mặt gầy rộc, hốc hác, quệt nước mắt chị H.N.Đ kể: Sau khi cán bộ Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn về xã Kim Thượng làm đề tài nghiên cứu khoa học về sức khỏe cộng đồng, rồi cán bộ về lấy máu xét nghiệm cả nhà, riêng đứa con gái 18 tháng tuổi của tôi thuộc diện phải lấy máu xét nghiệm lại lần 2.

Hôm nhận kết quả, chị Đ. như chết lặng vì giấy báo con gái dương tính HIV. Cả nhà tột độ hoảng sợ chả rõ căn nguyên là sao, hàng ngày nhìn con gái vẫn vui chơi đùa hồn nhiên mà thấy xót. Nước mắt chị đã dường như đã cạn khô...

 Trong kết quả xét nghiệm, cả hai vợ chồng chị đều âm tính với HIV. Chị Đ. kể rằng trước đây mỗi khi con gái chị có vấn đề về sức khỏe, chị thường đưa đến nhà y sỹ Thảo ở cùng xã để tiêm và điều trị. “Hiện cơ thể cháu Q. bị lở loét, sức khỏe yếu, hiện gia đình phải ra huyện lấy thuốc về cho con uống hàng ngày. Cháu còn bé, có tội tình gì đâu mà mắc phải căn bệnh khủng khiếp này”, chị Đ. lại khóc.

Cũng dính căn bệnh quái ác từ đâu vạ tới, Anh H. ( ở bản Chiềng 1) người gầy sút mất 6 kg trong vòng mấy ngày khi bị xác định dương tính với HIV. Anh là trụ cột gia đình, trong nhà còn vợ, hai con nhỏ và bố mẹ già. H. Cho biết, lúc đầu nghe tin anh chán nản muốn buông tất cả nhưng được y bác sỹ trong huyện động viên, tư vấn cách chữa trị nên tinh thần nay đã tốt hơn.

Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần' ảnh 3 Bệnh nhân nhiềm HIV trò chuyện với phóng viên báo Tiền Phong.

H. cũng không biết bản thân vì sao bị nhiễm bệnh. Theo H. cuối năm 2017 anh còn đi hiến máu và mọi chỉ số sức khoẻ đều tốt. Đời sống chung thuỷ 1 vợ chồng, mấy tháng nay chỉ quanh quẩn nhà làm nương, làm rẫy. “Cách đây hơn 1 tháng tôi bị ốm có đến nhà y sỹ Thảo tiêm thuốc. Nhưng khi chưa có kết luận cuối cùng, bản thân tôi không đổ lỗi cho ai cả. May mắn vợ, 2 đứa con đều âm tính. Giờ mình chỉ mong điều trị tốt, để còn chăm sóc cuộc sống cho gia đình”, T. Trải lòng.

Một trường hợp nhiễm HIV khá đặc biệt, đó là bà L. 56 tuổi ở bản Chiềng 1 khi ngơ ngác kể chuyện với các nhà báo. Cái tuổi mà bà bảo là “già thế này rồi, quan hệ bậy bạ gì đâu mà giờ nhiễm HIV, thấy khổ tâm vì sợ mọi người dị nghị", bà L. nói.

Gặp y tá bị gọi tên bác sĩ tử thần”

Với người dân nghèo Kim Thượng, “bác sĩ Thảo” là cái tên mà người dân nơi đây luôn nhắc đến với lòng yêu thương, tin cậy.

Lúc gặp phóng viên Tiền Phong, mắt anh Thảo thâm quầng vì mất ngủ, cái bắt tay mệt mỏi với cái nhìn ái ngại. Anh Thảo cho biết từ khi bị nhiều người dân đặt nghi vấn là thủ phạm khi dùng chung kim tiêm làm lây nhiễm HIV cho nhiều người, cả nhà anh đã mất ăn, mất ngủ, cuộc sống gia đình đảo lộn.

“Tôi phóng xe máy ra cổng, hay lúc đi bộ ra ngõ mua đồ lặt vặt, người làng cứ nhìn như dò xét, có người còn chửi luôn, buồn lắm. Bố mẹ, vợ con đều suy sụp, bản thân mình gầy 4 kg, vợ gầy 6 kg vì chịu quá nhiều áp lực. Nhưng bản thân mình không làm những điều thất đức, trái đạo đức nghề và lương tâm vậy được”, y sĩ Thảo trải lòng.

Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần' ảnh 4 Những người dân từng tiêm ở nhà y tá Thảo hoang mang tìm đến Trung tâm y tế xã lấy máu về Trung tâm y tế huyện làm xét nghiệm.

Hỏi chuyện về thông tin người dân lây nhiễm bệnh do dùng chung kim tiêm tại phòng khám tư của anh, y sĩ Thảo quả quyết rằng không bao giờ có chuyện đó "nó là nguyên tắc tối thiểu y thuật chứ không chỉ là y đức, sao có thể phạm phải được. Cái kim tiêm giá chưa đến 1.000đ/cái, lại rất sẵ, thì sao phải dùng chung, mà sau khi kim đã tiêm cho một người, nếu sử dụng tiếp thì nó rất cùn, tiêm sao được".

Theo anh Thảo kể, học hết THPT, anh thi đậu vào Trường Cao đẳng Y dược Phú Thọ, sau đó tốt nghiệm về làm hợp đồng ở xã, rồi trúng đợt thi tuyển để vào công tác tại TTYT huyện. Ở quê núi, cái tiếng một người có trình độ y rất quý nên ai cũng biết. Ngoài giờ làm việc hành chính ở cơ quan, tối về nếu có anh em, họ hàng hay hàng xóm đến nhờ khám bệnh, bán thuốc thì anh Thảo giúp ngay.

Vào 'tâm bão' HIV miền sơn cước: Gặp người bị gọi 'bác sĩ tử thần' ảnh 5 Y tá Hà Trần Thảo - người bị gọi tên "bác sỹ tử thần" quả quyết chưa bao giờ sử dụng kim tiêm chung cho các bệnh nhân. 

 “Có nhiều người nghèo đến nhà nhờ tiêm hộ mình không lấy tiền. Có người khỏi bệnh còn biếu cả con gà, thậm chí có người vác cả con lợn hơn nửa tạ đến cho “bác sỹ” vì làm gì có tiền. Bản thân làm cán bộ y tế được gần 10 năm nay, cũng được cơ quan cho đi những lớp tập huấn nên nhận thức rõ công tác vô khuẩn.

Khi mình tác nghiệp ở cơ quan cũng như ở nhà không bao giờ có chuyện dùng bơm kim tiêm. Tâm nghề ngiệp không ai nỡ làm điều ác độc, thất đức đó”, anh Thảo tâm sự với giọng quả quyết, cam đoan.

Quan hệ tình dục không an toàn, hay tiêm chích ma túy, đó là những căn nguyên chính dẫn đến nhiễm HIV – anh Thảo cũng đã nhiều lần tư vấn, phổ biến điều này với người dân địa phương và bệnh nhân lên khám ở Trung tâm. 

Chính cái nghèo và lối sinh hoạt thân gần trong xã, trong bản người dân quê núi, lại có nhận thức hạn chế về HIV, rất dễ là nguồn cơn lan nhiễm trong cộng động.

Nói về việc khám chữa bệnh tại nhà, anh Thảo nhận trách nhiệm về việc tự ý mở phòng khám tại nhà khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép. Giờ anh khát khao từng ngày được cơ quan chức năng cho ra kết luận căn nguyên về nhiều người dân Kim Thượng bị HIV, để được trả lại sự trong sạch cho bản thân.

Bà Nguyễn Ngọc Hoa, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn cho biết, anh Thảo là người từng thăm khám cho nhiều người dân xã Kim Thượng. Chính anh là y tá đầu tiên vào công tác tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Sơn làm điều dưỡng, sau đó học nâng cao.

Sau khi Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề sức khỏe cộng đồng tại xã Kim Thượng, 490 người ở 8 khu dân cư đã được lựa chọn tham có 43 mẫu khẳng định dương tính với HIV, trong đó có 42 người ở xã Kim Thượng (1 người đã được phát hiện nhiễm HIV từ trước đó và năm trong diện quản lý) và 1 người ở xã khác. Các ca nhiễm HIV ở tất cả các độ tuổi, thấp nhất là 18 tháng, cao nhất là 80 tuổi, trong đó có 17 nam và 26 nữ. 

MỚI - NÓNG