Vàng trong nước đắt hơn giá thế giới 8,62 triệu đồng/lượng

0:00 / 0:00
0:00
Giá vàng SJC cuối tuần tăng 150.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC cuối tuần tăng 150.000 đồng/lượng.
TPO - Giá vàng trong nước hôm nay tăng thêm 200.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 150.000 đồng ở chiều bán ra, nới rộng khoảng cách với giá vàng thế giới lên tới 8,62 triệu đồng/lượng.

Sáng 3/10, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC với giá mua vào và bán ra ở mức 56,55-57,15 triệu đồng/lượng. So với cuối tuần qua, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng thêm 200.000 đồng ở chiều mua vào và tăng 150.000 đồng ở chiều bán ra.

Vàng Doji niêm yết giá ở mức 56,6-57,6 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng SJC ở chiều bán ra 450.000 đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới trên sàn Kitco khép lại phiên giao dịch ngày 2/10 ở mức 1.761 – 1.762 USD/ounce, tăng 3,8 USD/ounce so với phiên hôm trước.

Trên thị trường tiền tệ sáng 3/10, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD ở mức 23.160 VND. Nếu quy đổi theo mức giá niêm yết của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng thế giới chỉ ở mức 48,53 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng SJC trong nước hiện cao hơn tới 8,62 triệu đồng/lượng so với giá thế giới.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.