Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng

Dự án Văn Miếu thành đại công trường sau 2 năm sử dụng. Ảnh: Minh Đức
Dự án Văn Miếu thành đại công trường sau 2 năm sử dụng. Ảnh: Minh Đức
TPO - Văn Miếu Vĩnh Phúc được đầu tư gần 300 tỷ đồng, sau 2 năm sử dụng đã hoang tàn, thành đại công trường trùng tu, sửa chữa. Đáng nói, ngày 1/1/2017, công trình này được gắn biển chào mừng sự kiện 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, 65 năm thành lập tỉnh với kỳ vọng sẽ là công trình tiêu biểu có giá trị văn hóa, lịch sử muôn đời…

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện hàng loạt dự án đình đám với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Việc thực hiện các dự án này đã gây tranh cãi trong dư luận về sự lãng phí, không cần thiết trong đầu tư ngân sách, về quy hoạch chưa phù hợp trong đó có Dự án Văn Miếu.

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 1 Dự án Văn Miếu Vĩnh Phúc nhìn từ trên cao. Ảnh: Mạnh Thắng

Cụ thể, tháng 6/2012, tại TP Vĩnh Yên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khởi công xây dựng đại dự án Văn Miếu (Vĩnh Phúc). Dự án được xây dựng trên khuôn viên hơn 42 ha với các hạng mục: Tứ trụ, Cầu đá, Nhà che bia tổng, Hồ Thiền Quang, Nhà bia hai bên Tả-Hữu, Đại thành môn, Gác chuông, Gác trống, Nhà tả vu-hữu vu, Sân hành lễ, Đền thờ chính, Đại bái, Hậu cung, Nhà làm việc Ban quản lý, hệ thống hạ tầng và sân vườn...

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 2 Nhiều hạng mục tại Văn Miếu sau 2 năm sử dụng đã phải tu sửa. Ảnh: Minh Đức

Ngày 1/1/2017, công trình này được gắn biển chào mừng sự kiện 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, 65 năm thành lập tỉnh với kỳ vọng sẽ là công trình tiêu biểu có giá trị văn hóa, lịch sử muôn đời… Tuy nhiên, sau 2 năm gắn biển, nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp thê thảm, quần thể Văn Miếu Vĩnh Phúc tựa như một khu vườn hoang.

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 3  Đường đi trong khuôn viên Văn Miếu xuống cấp phải lát lại. Ảnh: Minh Đức

Đáng nói, khi dự án được triển khai nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Văn Miếu Vĩnh Phúc là sự lãng phí không cần thiết, còn nhiều công trình mang ý nghĩa phúc lợi xã hội cần phải ưu tiên đầu tư. Sau nhiều năm xây dựng (dự kiến hoàn thành vào năm 2016) đến nay công trình này còn nhiều hạng mục ngổn ngang, chưa hoàn thành, cóvị trí xây dựng có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng, Hồ Thiền Quang thì khô cạn, không có nước, cỏ mọc.

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 4 Mái ngói có dấu hiệu bị hỏng hóc. Ảnh: Mạnh Thắng.

Về dự án này, ông Dương Quang Ứng, Phó giám đốc Sở VHTT&DL Vĩnh Phúc thừa nhận: “Vườn cây trang trí, cảnh quan của khu tâm linh mà không bằng cái vườn nhà. Chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu nhổ bỏ 131 cây còi cọc, không đủ tiêu chuẩn”.

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 5 Cỏ dại mọc um tùm. Ảnh: Minh Đức

Ông Ứng xác nhận nhiều công trình đã bị xuống cấp, nên dù sắp hết thời hạn bàn giao nhưng Sở không dám nghiệm thu.

Văn Miếu Vĩnh Phúc thành đại công trường sửa chữa sau 2 năm sử dụng ảnh 6 Ngồn ngang như đại công trường. Ảnh: Minh Đức

Điển hình là hồ Thiên Quang nằm ở vị trí trung tâm từ phía cổng vào, có yếu tố phong thủy của dự án đang bị thấm nước nhưng đơn vị thi công chưa sửa chữa. “Chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra, không đồng ý cây do nhà thầu mang tới trồng, ông Ứng nói.

MỚI - NÓNG