Vài ký ức về cố Tổng Bí thư Ðỗ Mười: Bỏ tiền túi mua sách

Tổng Bí thư Ðỗ Mười với các đại biểu dự Ðại hội VII Ðảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1991) Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
Tổng Bí thư Ðỗ Mười với các đại biểu dự Ðại hội VII Ðảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1991) Ảnh: Xuân Lâm - TTXVN
TP - Thời điểm Nhà Quốc hội chưa xây mới ở địa điểm cũ thì quầy sách phục vụ các ÐBQH đặt ngay trong khuôn viên của Hội trường Ba Ðình. Giờ giải lao hay thời gian chuẩn bị, kết thúc các phiên họp các ÐB, khách mời thường ghé quầy sách.

Một vị khách thường xuyên ghé quầy sách là Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Hình ảnh có lẽ mọi người vẫn thường nghĩ và tưởng tượng ra là các cuộc vi hành như thế trong đội hình tùy tùng Tổng Bí thư sẽ có thư ký, trợ lý, bảo vệ, bác sĩ…, nhưng nhiều lần tôi chứng kiến Tổng Bí thư chỉ có một mình vào quầy sách. Có khi những người có chức phận đứng ở ngoài mà tôi không biết? Thoáng vài lần chỉ  thấy có  anh thư ký Phan Trung Kính đi bên.

Quen lệ cánh báo chí cứ thấy các VIP hở ra là quây, quấy thực thi việc phỏng vấn. Nhưng lần ấy trong quầy sách, Tổng Bí thư đang mải mê việc chọn lựa bất đồ mấy cái micro chìa ra… Tôi thấy ông cười nhưng chất giọng hơi nặng tớ đang bận để lúc khác và phải ra ngoài khuôn viên kia… Ấy là cánh ký giả đương bị nhắc nhở vì thời gian thư giãn quý báu của Tổng Bí thư bị quấy rầy? Biết làm sao được? Giờ giải lao thì ngắn ngủi? Đám ký giả nghe vậy đành dạt ra ngoài đợi. Chỉ lãi cánh ghi hình. Họ hối hả thu vào ống kính hình ảnh Tổng Bí thư Đỗ Mười chăm chú chầm chậm coi sách, chọn sách… Thế mà cánh báo chí có lần ranh mãnh vẫn tìm cách điệu ông già khỏi quầy sách để phỏng vấn.

Lần ấy, tôi thấy trĩu trên tay cô nhân viên quầy sách cầm hộ Tổng Bí thư mấy cuốn Hà Nội nghìn xưa. Lão Tử Đạo đức kinh, Hàn Phi tử. Thầm nghĩ cụ rinh cho cuốn nào cũng quý. Nhưng bất đồ ra đến cửa cụ ngẩng lên tính tiền đi!         

Tiền? Thoáng nhanh bóng anh thư ký chạy lại đỡ chồng sách rồi hỏi cô phục vụ giá. Hỏi ra được biết Tổng Bí thư bỏ tiền túi mua sách. Không phải lần nào ghé quầy cũng mua. Ông coi trước. Có khi về nghĩ mới quyết…

Lần ấy được ngồi với ông Ngoạn trợ lý. Ông Ngọan cho biết, cụ rất chịu khó đọc. Nhà đã ít phòng vẫn dành một phòng để làm thư viện lưu trữ hàng vạn tài liệu, sách. Khi còn công tác cũng như khi đã nghỉ, ông luôn luôn miệt mài đọc sách.

Ông thường trích những ý hay, ý đúng của sách để gửi cho các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tham khảo.

Bộ sách Tư bản của Marx dày là thế, mà thấy bút tích đánh dấu của ông ở rất nhiều trang, ở chương nói về hàng hóa, về tín dụng, ngân hàng, về chương
địa tô...

Những dấu vết chì màu đỏ, màu vàng, màu xanh của ông đã để lại ở rất nhiều sách, đặc biệt ở các sách kinh điển và tuyển tập Hồ Chí Minh.

Nhờ tổng kết thực tiễn và đọc sách, ông đã trao đổi không biết bao nhiêu lần về lý luận với các cán bộ cao cấp, với các cán bộ lý luận.

Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng là người giới thiệu Lê Đức Thúy đi học Harvard.

Anh Lê Đức Thúy bộc bạch, ông đọc rất nhiều tài liệu cả trong và ngoài nước. Hễ có thời gian rỗi lúc nào là ông tranh thủ đọc.

Vài ký ức về cố Tổng Bí thư Ðỗ Mười: Bỏ tiền túi mua sách ảnh 1 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ðỗ Mười gặp gỡ thiếu nhi Hà Nội và Thái Bình nhân dịp các cháu vào viếng lăng Bác và thăm Bảo tàng  Hồ Chí Minh, ngày 19/5/1990 Ảnh: Minh Ðạo - TTXVN

Sách vở đối với ông là quà quý nhất. Năm 1988, trường đại học Kinh tế quốc dân dịch cuốn giáo trình kinh tế học của Đại học Yale, Mỹ có biếu ông một bản. Sau này tôi thấy ông đọc rất kỹ, gạch chân những chỗ chú ý, trao đổi một số vấn đề trong sách mà thậm chí tôi cũng chưa
hiểu được...

Khi đã thôi làm Tổng Bí thư, một lần tôi đến thăm, ông đưa ra cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” và hỏi “chú đọc quyển này chưa”.

Có lẽ trong số lãnh đạo mà tôi được biết, ông là người đọc nhiều nhất, học hỏi nhiều nhất và vì vậy ông đã thay đổi được rất nhiều về tư duy. Đặc biệt, ông luôn gắn với thực tiễn và lấy thực tiễn để soi rọi những nguyên lý sách vở, điều chỉnh cho phù hợp.

Chăm chút cho việc đọc việc học, ngoài mình ra còn cho các cháu, tạo điều kiện khuyến học cho các cháu. Tôi chợt nhớ lần ấy được tiếp cận với một công văn từ Văn phòng T.Ư Đảng có nội dung như sau.

Ban Chấp hành T.Ư. Văn phòng. Số 294-CV/VPTW. Hà Nội ngày 18-3-1997.

Kính gửi Ban Khoa giáo T.Ư. Hội khuyến học Việt Nam, Tổng Cục Bưu Điện. Ủy ban NDTP
Hải Phòng.

Được biết Tổng Bí thư Đỗ Mười rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vừa qua Tập đoàn LG của Hàn Quốc và Công ty Nomura của Nhật Bản đã gửi biếu Tổng Bí thư Đỗ Mười 1,1 triệu USD để dùng khuyến khích hoạt động giáo dục, đào tạo. Trong đó Tập đoàn LG 1 triệu USD và Công ty Nomura 100.000 USD.

Để sử dụng số tiền đó có ý nghĩa và có hiệu quả, đồng chí Tổng Bí thư đã có ý kiến như sau:

1. Số tiền 1 triệu USD (tương đương trên 11 tỷ đồng) của Tập đoàn LG mà hiện nay Tổng cục Bưu điện đang giữ sẽ được chia đều làm 11 phần:

- Chín phần chia cho 9 tỉnh của 3 vùng Trung, Nam, Bắc để xây dựng 9 trường học tật học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Khoa giáo Trung ương xác định cụ thể 9 tỉnh nói trên).

- Một phần góp vào Quỹ khen thưởng dành cho học sinh nghèo học giỏi.

- Một phần để xây dựng một trung tâm đào tạo giáo viên tật học tại Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Số tiền 100.000 USD của Công ty Nomura mà hiện nay Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đang giữ sẽ chuyển cho Tổng cục Bưu điện quản lý và nhập vào Quỹ khen thưởng dành cho học sinh nghèo học giỏi. Như vậy, quỹ này có hơn 190.000 USD (tương đương trên 2 tỷ đồng Việt Nam). Ủy nhiệm cho Tổng cục Bưu điện quản lý số tiền trên của Quỹ dùng sẽ tiền đó gửi vào quỹ tiết kiệm hoặc đóng cổ phần doanh nghiệp để hằng năm lấy lãi dùng cho việc khen thưởng học sinh nghèo học giỏi

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng với Ban Khoa giáo Trung ương, Tổng cục Bưu điện và Hội Khuyến học Việt Nam bàn việc phân phối sử dụng và quản lý những số tiền nói trên theo ý kiến của đồng chí Tổng Bí thư và báo cáo cho đồng chí Tổng Bí thư biết kết quả thực hiện.

4. Ban Khoa giáo Trung ương phụ trách việc công bố trên báo chí vào thời điểm thích hợp để nhân dân được biết việc sử dụng khoản tiền 1,1 triệu USD mà Tập đoàn LG và Công ty Nomura tặng Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Xin thông báo các cơ quan có liên quan biết để thực hiện.

Chánh Văn phòng Phan Diễn

Sách vở đối với ông là quà quý nhất. Năm 1988, trường đại học Kinh tế quốc dân dịch cuốn giáo trình kinh tế học của Ðại học Yale, Mỹ có biếu ông một bản. Sau này tôi thấy ông đọc rất kỹ, gạch chân những chỗ chú ý, trao đổi một số vấn đề trong sách mà thậm chí tôi cũng chưa hiểu được...

MỚI - NÓNG