Uy lực súng phóng lựu chống tăng Panzerfaust 3

0:00 / 0:00
0:00
Panzerfaust 3 là súng phóng lựu chống tăng cầm tay do Đức chế tạo, được sử dụng ở hàng chục quốc gia trên thế giới.

Sử dụng rộng rãi ở châu Âu

Năm 1978, quân đội Đức (Bundeswehr) bắt đầu xem xét dự án chế tạo một loại súng phóng lựu chống tăng cầm tay (RPG) mới, nhằm thay thế các mẫu đã lỗi thời.

Một năm sau, công ty Dynamit-Nobel AG được giao phát triển và xây dựng thiết kế chính thức, sau đó tiến hành các cuộc thử nghiệm. Dự án ban đầu có ký hiệu là Panzerfaust 60/100.

Các cuộc thử nghiệm súng phóng lựu bắt đầu từ năm 1979-1980, và vài năm sau đó là quá trình tinh chỉnh sản phẩm. Đến năm 1987, RPG mới được thông qua với tên gọi “Panzerfaust 3”, và được đưa vào sản xuất quy mô nhỏ. Năm 1990, quy mô sản xuất hàng loạt bắt đầu, nhằm cung cấp cho Bundeswehr và các quốc gia khác.

Uy lực súng phóng lựu chống tăng Panzerfaust 3 ảnh 1
Súng phóng lựu Panzerfaust 3 của Bundeswehr. Ảnh: Bộ Quốc phòng Đức

Khách hàng đầu tiên và chủ yếu của Panzerfaust-3 là các lực lượng vũ trang của Đức. Năm 1989, hợp đồng xuất khẩu đầu tiên được ký kết với Nhật Bản. 2 năm sau, một thỏa thuận khác với Thụy Sĩ về cấp phép sản xuất được thực hiện. Sau đó, Đức cũng nhận thêm các đơn đặt hàng mới.

Đến nay, Panzerfaust 3 đã được sử dụng ở hàng chục quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu. Hầu hết các nước đặt mua các thành phẩm, trong khi chỉ Thụy Sĩ và Hàn Quốc có được giấy phép sản xuất riêng.

Trong thời gian gần đây, một số nước châu Âu đã chuyển giao nhiều loại vũ khí bộ binh cho Ukraine, bao gồm súng phóng lựu chống tăng Panzerfaust 3 do Đức sản xuất.

Cuối tháng 2/2022, Berlin chính thức bày tỏ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine khoảng1.000 súng phóng lựu Panzerfaust 3. Số vũ khí này sẽ được lấy từ kho của quân đội nước này và chuyển giao cho Kiev. Ngoài ra, Đức còn cho phép các nước thứ 3 tái xuất khẩu súng phóng lựu sang Ukraine.

Theo thông tin ban đầu, các lô súng phóng lựu Panzerfaust 3 đầu tiên của Đức đã đến Ukraine vào đầu tháng 3. Việc giao hàng tiếp tục diễn ra trong những ngày tiếp theo. Vũ khí được chuyển bằng đường hàng không đến Ba Lan, từ đó chúng được vận chuyển bằng đường bộ tới Ukraine.

Truyền thông Ukraine sau đó đã đưa tin về việc chuyển giao những khẩu súng phóng lựu Panzerfaust 3 đầu tiên cho các đơn vị quân sự.

Tính năng chiến đấu cao

Panzerfaust 3 là súng phóng lựu chống tăng cầm tay trang bị cho lực lượng bộ binh. Nó được thiết kế để tiêu diệt các loại xe bọc thép khác nhau, cũng như cả hầm ngầm, công trình phòng thủ... Nhà phát triển đã sử dụng một số giải pháp kỹ thuật mới nhằm đơn giản hóa hoạt động và đạt được hiệu suất cao.

Cấu trúc của Panzerfaust-3 không giống các dòng súng phóng lựu chống tăng thông thường. Ở vị trí sẵn sàng chiến đấu, súng bao gồm một hệ thống ống phóng, một quả lựu đạn, một bộ phận điều khiển hỏa lực và một ống ngắm. Sau khi bắn, một hộp chứa dùng một lần được lấy ra khỏi thiết bị điều khiển, và một hộp mới được lắp vào.

Panzerfaust-3 có chiều dài trung bình vào khoảng 1.200mm (tùy thuộc vào loại đạn sử dụng). Trọng lượng ở vị trí chiến đấu từ 12,6 đến 14,3kg. Nó có thể được cầm tay, hoặc lắp đặt trên máy bay chiến đấu.

Bộ phận điều khiển là một thiết bị gấp, có 2 tay cầm và phần tựa vai. Việc khai hỏa được thực hiện bằng cơ chế kích hoạt đơn giản với cầu chì. Bộ điều khiển của súng tương thích với tất cả các loại đạn và thiết bị ngắm.

Panzerfaust 3 được trang bị ống ngắm quang học. Nó có độ phóng đại tương đối nhỏ và được trang bị một kẻ ô với chức năng đo khoảng cách. Việc tính toán hiệu chỉnh và dẫn đường được súng thực hiện một cách độc lập.

Uy lực súng phóng lựu chống tăng Panzerfaust 3 ảnh 2
Súng phóng lựu Panzerfaust-3 với các loại đạn khác nhau. Ảnh: Wikimedia

Để quan sát ban đêm, việc trang bị thêm kính ngắm với bộ phận nhìn đêm đã được đề xuất. Trong điều kiện tối ưu, ống ngắm thông thường có thể quan sát ở cự ly 300-400 m.

Ngoài ra, súng có thêm tổ hợp điện tử Dynarange được phát triển dựa trên máy ngắm Simrad IS2000, sử dụng thiết bị đo xa laser và các phương tiện tính toán khác. Nhờ thiết bị điện tử hiện đại này, tầm bắn đã được tăng lên 600m.

Panzerfaust 3 sử dụng loại lựu đạn chính là DM12, với đầu đạn nhiệt xuyên giáp đồng chất lên tới 700mm. Một loại lựu đạn DM21 cao cấp hơn được trang bị đầu đạn song song, với khả năng xuyên thấu tăng lên 800mm. Vận tốc ban đầu của lựu đạn các loại là 165 m/giây. Một động cơ phản lực thống nhất sau đó tăng tốc độ bay lên đến 250 m/giây.

Ngoài ra, súng còn dùng đạn Bunkerfaust 3, được thiết kế để chống lại các tòa nhà hoặc công sự. Đây là loại lựu đạn có độ nổ cao, với thời gian nổ chậm. Nó có khả năng xuyên thủng lớp bê tông dày tới 300mm, hoặc trong lớp đất dày 1-1,3m.

Mặc dù xuất hiện khá lâu, súng phóng lựu chống tăng Panzerfaust 3 hiện vẫn là một trong những vũ khí điển hình nhất cùng loại trên thị trường quốc tế. Nó vẫn đảm bảo hiệu suất chiến đấu tốt, và được trang bị ở nhiều quốc gia, giúp quân đội có được khả năng chống tăng cần thiết.


Link gốc: https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/uy-luc-sung-phong-luu-chong-tang-panzerfaust-3-688452

Theo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.