Uống thuốc thì không nên uống nước cam

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chúng ta thường có thói quen đi thăm bệnh nhân là mua cam để bồi bổ cho người bệnh. Những họ không biết rằng người bệnh thường phải uống thuốc, mà uống thuốc cùng với uống nước cam có thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc đi 23-28%. Con số này thừa sức làm thay đổi phổ tác dụng của thuốc.

Can thiệp vào khâu phân huỷ

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn lợi ích của nước cam, bởi đây vẫn là loại đồ uống giàu dinh dưỡng. Tốt nhất bạn chỉ uống thuốc bằng nước tinh khiết để không làm ảnh hưởng đến phổ tác dụng thuốc điều trị. Và chỉ uống nước cam sau khi uống thuốc ít nhất 4h để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tác dụng và tính chất lý hóa của thuốc.

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Trong dòng thuốc kháng sinh, có hai loại có phản ứng bất lợi với nước cam là:

Kháng sinh dòng beta lactam được dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, da, cơ, xương, sinh dục… Loại này có thể bị phân hủy khi uống chung với nước cam. Và kháng sinh ciprofloxaxin (kháng sinh điển hình của dòng quinolon) thường dùng điều trị nhiễm trùng tiêu hoá và tiết niệu sinh dục.

Giảm hấp thu thuốc

Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột. Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hoá, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Thuốc hạ huyết áp chẹn beta

Khi dùng chung hoặc dùng gần nhau, nước cam làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu của các loại thuốc hạ huyết áp dòng chẹn beta như atenolol, celiprolol, talinolol; khiến thuốc không đạt được nồng độ hiệu dụng. Người ta đã đo đạc và thấy rằng khi có mặt nước cam, nồng độ thuốc hạ xuống 1/5. Mức độ kiểm soát huyết áp vì thế mà ít thành công.

Thuốc chống dị ứng

Bằng những thử nghiệm và quan sát lâm sàng, các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác động tiêu cực của nước cam với thuốc chống dị ứng như fexofenadin – loại thuốc giúp giảm các triệu chứng ngứa, giãn mạch, nổi ban, viêm mũi dị ứng.

Kiểm tra định lượng nồng độ thuốc trong máu trên một nhóm người uống thuốc chống dị ứng có sử dụng nước cam và một nhóm không, người ta phát hiện: Ở nhóm uống thuốc bằng nước cam (1,2l/ngày), nồng độ thuốc bị giảm tử 23-28%.

Ngoài ra, thuốc trị ung thư như etoposid và thuốc chống thải ghép cyclosporine (tất cả các bệnh nhân ghép tạng nếu không được dùng thuốc sẽ không thể tồn tại quá một tuần vì phản ứng thải ghép) cũng bị giảm tác dụng bởi nước cam.

 “Chống” thuốc trị loét dạ dày

Đôi khi nước cam lại đối kháng lại với tác dụng của thuốc. Nhóm thuốc chống viêm loét dạ dày (cimetidin, omeprazol, lanzoprazol…) là thuốc bị phản lại theo cách thức này.

Thuốc trị loét dạ dày là những thuốc có khả năng ức chế tiết acid giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày giảm xuống; nâng độ pH lên, nhờ vậy triệt tiêu các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, nước cam lại nhiều vitamin C, nhiều axit citric, sẽ góp phần làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Nên vô tình nước cam đã làm triệt tiêu tác dụng của thuốc trị viêm loét dạ dày.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.