Bia không cồn nếu không được ủ và bảo quản đúng cách sẽ là môi trường để vi khuẩn độc hại sinh sôi. |
Các tác giả của nghiên cứu đã viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Food Protection( Bảo vệ thực phẩm) rằng, những loại bia không truyền thống thiếu một rào cản quan trọng và giúp vi khuẩn sinh sôi: môi trường ethanol. Ngoài ra, nồng độ đường và pH cao, ô xít carbon thấp và các hợp chất có vị đắng thấp làm cho bia dễ bị vi sinh vật gây hư hỏng và phát triển mầm bệnh.
Bia có độ cồn thấp có nồng độ cồn dưới 2,5% theo thể tích (ABV), trong khi bia không cồn có nồng độ cồn dưới 0,5%.
Trong nghiên cứu của Đại học Cornell, các mẫu bia lon từ được sản xuất tại New York, có tới 5 chủng vi khuẩn E. coli, salmonella enterica và listeria monocytigenes và bảo quản ở hai nhiệt độ (4 và 14 độ C) trong 63 ngày.
“Chủng E. coli O157:H7 và salmonella đã phát triển và tồn tại trong các loại bia có nồng độ cồn thấp và không chứa cồn trong hơn 2 tháng khi được bảo quản ở nhiệt độ 4 và 14°C,” các nhà nghiên cứu viết.
Theo Johns Hopkins Medicine, E. coli O157:H7 là chủng phổ biến nhất gây bệnh ở người.Trong khi đó, Listeria nằm dưới giới hạn phát hiện ở tất cả các giá trị pH.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Các loại bia có độ pH cao (>4,60), ít hoặc không chứa cồn và lượng ô xít carbon thấp sẽ dễ bị hư hỏng và gây bệnh hơn. Bất kỳ đồ uống thủ công nào có độ pH cao hơn 4,60 đều có nguy cơ phát triển vi khuẩn Clostridium botulinum và tiềm ẩn khả năng sản sinh độc tố.”
Để nâng cao tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu Mỹ khuyên sử dụng các loại bia có nồng độ cồn thấp và không cồn phải trải qua quá trình thanh trùng và giảm nguy cơ vi khuẩn thông qua quá trình lọc vô trùng và bổ sung chất bảo quản. Thùng, hệ thống thông gió và vòi phải được vệ sinh thường xuyên, đồng thời phải tuân thủ các biện pháp xử lý và làm sạch trong quá trình sản xuất.