Tuyển Việt Nam: Tại sao HLV Miura 'ky bo'?

Tuyển Việt Nam: Tại sao HLV Miura 'ky bo'?
Có nhiều sự hoài nghi đằng sau bản danh sách 18 cầu thủ được HLV Miura điền tên cho tuyển Việt Nam. Nhưng với một người có thừa độ quái như ông Miura, không có gì là không được.

Michal Nguyễn, Đinh Tiến Thành có tên, bất chấp việc 2 trung vệ này gần như “mất tích” ở V-League. Nhưng quyết định đáng chú ý nhất của ông Miura nằm ở hàng tiền đạo, khi ông chỉ gọi vỏn vẹn 2 người: Công Vinh và Hải Anh. Cần nhớ là 2 tiền đạo của ông Miura lúc này mỗi người mới sở hữu 2 bàn thắng, thua xa Đình Tùng, Văn Thắng (7 bàn/ người) hay Tăng Tuấn, Quang Hải (6 bàn/ người). Tại sao lại sốc vậy?

Thật ra thì không phải vô cớ, ông Miura lại có những quyết định kỳ lạ như thế. Trận mở màn với Thái Lan không dễ, và khi VFF lẫn ông Miura đều đặt mục tiêu cao trong chiến dịch, đương nhiên không thể “hy sinh” 1 trận cầu như thế. Nó thể hiện trong nỗ lực xin FIFA, AFC cho đổi lịch đấu, nhằm tạo thuận lợi tốt nhất cho đội tuyển Việt Nam.

Vấn đề là 1 trận đấu thì không nhất thiết phải làm mới, xáo trộn lớn về con người. Chỉ phục vụ cho 1 trận cầu thì 18 hay 30 cầu thủ chẳng có gì khác biệt, nếu không muốn nói việc gói gọn nhân sự từ đầu là lựa chọn để ông Miura sớm định hình, con người và lối chơi dễ nhất. Ông Miura vẫn tin vào đội ngũ đã cùng ông có thành công nhất định tại AFF Cup 2014, cho nên, với quỹ thời gian hạn hẹp và bận bịu vì “2 trong 1”, ông Miura càng có lý do để cô đọng đội hình của mình từ sớm. Hơn thế nữa, ngoài 18 cầu thủ có trong tay, ông còn có lực lượng dự bị hùng hậu từ U.23 Việt Nam. Đấy là lực lượng mà ông từng quả quyết, trình độ của họ với các tuyển thủ quốc gia không có quá nhiều khác biệt.

Thuốc thử cho… SEA Games

Hai đội tuyển hoạt động độc lập, nhưng rõ ràng để chuẩn bị cho chuyến làm khách tại Bangkok, ông Miura đã tính đến việc dựa nhiều vào U.23 Việt Nam. Bởi ở đội hình ấy có những chiến binh được “cắm” lại từ tuyển Việt Nam, hay những cái tên tiềm năng cho màu áo tuyển như Công Phượng, Mạnh Hùng, Ngọc Thắng.

Thế nhưng, cái mà ông Miura loay hoay và nhấp nhổm với thuốc giải là sự cân bằng giữa vòng loại World Cup và SEA Games. Trong đó, với mục tiêu ngắn hạn, đương nhiên ông Miura đang nghiêng nhiều đến SEA Games, từ con người lẫn sự ưu ái trong khâu chuẩn bị. Bằng chứng là đến giờ, VFF mới chuẩn bị được quân xanh cho Olympic Việt Nam, còn tuyển Việt Nam có thể phải chạy đà “chay” trước khi đụng độ với người Thái.

Thực tế trong hoàn cảnh “2 chọn 1” như lúc này, việc ông Miura có ngả về U.23 Việt Nam cũng chẳng bất ngờ. Trận chiến trên đất Singapore rõ ràng cuốn sự tập trung của ông thầy người Nhật, bởi hấp lực của danh hiệu và khao khát làm được việc “để đời”. Cũng vì thế, cái cách ém quân cho U.23 Việt Nam và nhiều khả năng, trận gặp Thái Lan, chính đội hình trẻ ấy mới là trục xương sống mới là cách lựa chọn của ông. Đá với Thái chưa bao giờ dễ, và trong thế cần có thuốc thử để trải nghiệm và tôi luyện bản lĩnh, chọn trận đấu trên làm “thuốc thử” cho SEA Games hẳn là bài test quá hoàn hảo cho lứa U.23 Việt Nam.

Theo Theo SGGP
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.