TPO - Thí sinh không nhận được bất cứ thông báo nào từ trường về việc cố tình nâng điểm chuẩn thật cao để đánh trượt thí sinh. Không những thế, có thí sinh, nguyện vọng đó lại là nguyện vọng cuối cùng, nên khi bị đánh trượt đã mất cơ hội xét tuyển đợt 1
TP - Cuối tuần qua, các trường đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển. Bên cạnh các trường điểm chuẩn cao, số lượng thí sinh đăng ký lớn, cũng không ít trường dù điểm “lẹt đẹt” vẫn không có thí sinh. Thậm chí, có trường còn buộc phải nâng điểm cao chót vót hòng đánh rớt thí sinh vì số lượng thí sinh đăng ký quá ít, có ngành chỉ 1- 2 thí sinh.
TP - Bức tranh tuyển sinh 2019 phân định rất rõ hai màu sáng – tối. Bên cạnh những trường ĐH điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia cao chót vót, có những trường, chỉ cần 3,4 điểm/môn là trúng tuyển. Thậm chí, có trường không có thí sinh.
TP - Theo Bộ GD&ÐT, năm nay phần mềm được nâng cấp phần bảo mật nhằm “khóa” chặt mọi kẽ hở có thể lợi dụng để gian lận. Thế nhưng mặt trái của nó lại có thể làm ảnh hưởng đến thí sinh.
TP - Ngày 14/7 tới, thí sinh sẽ biết kết quả thi THPT quốc gia 2019. Cùng với đó, thí sinh cũng sẽ biết được cơ hội xét tuyển ĐH của mình đến đâu. Theo dự đoán của các chuyên gia, năm nay, dự kiến điểm chuẩn các trường sẽ tăng do đề thi được đánh giá dễ thở hơn năm 2018.
TP - Tại kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD&ĐT huy động số lượng giảng viên, cán bộ các trường ĐH, CĐ tham gia lớn hơn những năm trước. Đặc biệt, năm nay các trường ĐH được Bộ giao chấm bài thi trắc nghiệm nên trách nhiệm của các trường ĐH cũng nặng nề hơn. Tuy nhiên, các trường cũng còn một số băn khoăn cần tháo gỡ.