Tuyển sinh 2022: Thí sinh vất vả ôn thi 'mục tiêu kép', có nên đổ xô đi ôn luyện?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các trường giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp, buộc học sinh lớp 12 phải thay đổi phương án ôn tập để giành tấm vé vào đại học mình mong ước.

Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) để xét tuyển đại học khiến cho thí sinh lo lắng về việc các em học lệch thì có thể thi đạt kết quả tốt hay không?

Nếu như các năm trước đây, trường đại học chủ yếu dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, thì năm nay tỷ lệ này giảm mạnh, có trường chỉ lấy 10% chỉ tiêu.

Vì thế, năm 2020, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực và kiểm tra tư duy là lựa chọn của nhiều học sinh lớp 12 năm nay để tăng cơ hội trúng tuyển. Bởi thực tế nhiều trường đại học top đầu sẽ sử dụng kết quả của 2 kỳ thi này để xét tuyển thay vì điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như những năm trước.

Chính sự thay đổi này khiến học sinh cuối cấp lo lắng khi vừa phải ôn thi tốt nghiệp, vừa ôn thi bài thi riêng của trường đại học dự kiến đăng ký xét tuyển.

Em Nguyễn Thanh Hương, trường THPT ở Hoài Đức, Hà Nội cho biết, năm nay em xác định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân. Nữ sinh tỏ ra khá lo lắng sau khi trường này công bố sẽ chỉ dành khoảng 10 - 15% chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; còn lại là sẽ tuyển thẳng hoặc xét tuyển kết hợp với phương án tuyển sinh riêng.

"Số lượng chỉ tiêu ít, cuộc chạy đua vào đại học sẽ khó hơn. Năm ngoái, đề thi dễ, nhiều học sinh 27-28 điểm còn khóc dở mếu dở không vào được trường mình mong muốn. Vì thế, 3 môn Toán- Văn- Tiếng Anh em đang tức tốc ôn luyện để đạt kết quả tốt trong năm nay.

Hương chia sẻ, khó khăn lớn nhất với Hương lúc này là làm thử đề thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Đọc đề, em cảm thấy hoang mang vì kiến thức rộng. Hơn nữa, những bài tập, kiến thức em đang được ôn không áp dụng nhiều trong đề thi.

Nhiều học sinh cuối cấp đều có chung nỗi khá lo lắng khi các trường đều giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi THPT. Việc giảm chỉ tiêu này đồng nghĩa điểm chuẩn, tỉ lệ cạnh tranh đầu vào lại khắc nghiệt hơn bao giờ hết.

Để có thể đáp ứng được, các học sinh nhanh chóng đổi mục tiêu và phương pháp ôn tập. Như trước đây, em chủ yếu làm các dạng đề giải nhanh, nắm kiến thức cơ bản và áp dụng công thức để tính toán câu hỏi trắc nghiệm thì nay phải chuyển sang tìm hiểu thêm kiến thức nâng cao. Bởi như bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội hay bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020 các mảng kiến thức khá rộng từ đọc hiểu, bài tập nâng cao, kiến thức tự nhiên, xã hội.

Thí sinh không nên ôn luyện tại các trung tâm?

Đến thời điểm hiện tại, rất nhiều trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển đại học khiến cho thí sinh lo lắng về việc các em học lệch thì có thể thi đạt kết quả tốt hay không?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo- Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, thực tế cho thấy hầu hết các thí sinh lớp 12 hiện nay đã phần nào định hướng theo khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Ở một mức độ nào đó tất cả các thí sinh đều gặp đôi chút khó khăn giống như nhau với phần Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa).

Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định thi ĐGNL thì làm Đề thi tham khảo sẽ thấy được mình cần tự luyện tập bổ sung như những gì. Câu hỏi thi ĐGNL hướng tới đánh giá năng lực, từ cơ bản đến hiểu, vận dụng thấp đến cao.

“Do đó, các bạn sẽ khởi điểm giống nhau và năng lực, khả năng tư duy của thí sinh sẽ quyết định điểm bài thi”- ông Thảo chia sẻ.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho hay, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường đại học sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để nâng cao chất lượng đầu vào. Thông thường, thí sinh có thể sử dụng đăng ký xét tuyển vào một ngành (trường) nào đó bằng cả 2 phương thức thi ĐGNL và tốt nghiệp (nếu trường dùng 2 phương thức này), thậm chí cả các phương thức khác (học bạ, chứng chỉ tiếng Anh…).

Ông Thảo cũng thông tin thêm là ngay sau khi ĐHQGHN tuyên bố sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển đại học, một số trung tâm, lớp luyện thi đã mở ra và quảng bá thu hút thí sinh ôn luyện.

“Việc ôn luyện tại các trung tâm không mang lại kết quả gì cho thí sinh. Qua phản ánh của thí sinh trên các diễn đàn, mạng xã hội đều cho thấy chính bản thân các thí sinh cũng có lời khuyên không nên ôn luyện tại các trung tâm”- ông Thảo nhấn mạnh.

Ông Thảo cho rằng, học sinh có thể đọc các bài viết chia sẻ trên mạng xã hội và các diễn đàn học thuật về bài thi ĐGNL về kinh nghiệm tự học, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước ngày thi.

Thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội thì cho rằng, với nhiều phương thức tuyển sinh mà các trường đại học vừa công bố, thí sinh phải là đối tượng thay đổi trước.

Thầy Công cho rằng, trường phổ thông vẫn phải bám vào kì thi tốt nghiệp, nếu có trường nào thay đổi trong việc ôn tập với học sinh, thì đó thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với học sinh trường, còn sự chủ động vẫn là học sinh.

Cô Nguyễn Thị Ánh, giáo viên dạy Toán ở Hà Nội cho rằng, cách thi tốt nghiệp THPT với thi Đánh giá năng lực có thể khác nhau về hình thức thi, cấu trúc đề nhưng đây không phải là mới nên học sinh dễ dàng có thể tìm để thi minh họa để ôn luyện. Vậy nên học sinh cũng bình tĩnh, không nên quá lo lắng.

Trước băn khoăn về vấn đề này, trả lời báo chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành cho hay, cách thi tốt nghiệp THPT với thi Đánh giá năng lực có thể khác nhau về hình thức thi, cấu trúc đề nhưng không có sự khác nhau đáng kể nào về nội dung, phạm vi kiến thức.

Bởi vậy, nếu học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống; có năng lực huy động, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học theo các mức độ yêu cầu của chương trình thì dù đề kiểm tra, đánh giá được cấu trúc thế nào thì các em vẫn làm được tốt.

"Học sinh cũng nên tham khảo, luyện tập theo đề thi minh họa tương ứng để đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi"- ông Thành cho hay.

Danh sách trường đại học sử dụng kết quả thi ĐGNL 2022

I. Các đại học

1. Đại học Quốc gia Hà Nội (các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc...)

2. Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng

3. Đại học Huế (các trường, khoa thuộc ĐH Huế)

4. Đại học Thái Nguyên (các trường, khoa thuộc ĐH Thái Nguyên)

II. Các trường đại học

1. Trường Đại học Ngoại thương

2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Trường Đại học Thương mại

4. Trường Đại học Vinh

5. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

6. Trường Đại học Tài nguyên Môi trường

7. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

8. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

9. Trường Đại học Tân Trào

10. Trường Đại học Phenikaa

11. Học viện Toà án

12. Trường Đại học Hồng Đức

13. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

14. Trường Đại học Lao động - Xã hội

15. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

16. Trường Đại học Thủ đô

17. Trường Đại học Hùng Vương

18. Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

19. Học Viện Ngân hàng

20. Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

21. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

22. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

23. Trường Đại học Điện lực

24. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

25. Trường Đại học Thủy Lợi

26. Trường Đại học Thăng Long

27. Trường Đại học Tây Bắc

28. Trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng)

29. Trường Đại học Lâm Nghiệp

30. Học viện Chính sách và Phát triển

31- Trường Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.