> Hiếm hoi và đặc biệt
> Tiến sỹ trẻ say mê chữa bệnh cho tôm
Ông bà chia sẻ, việc mời các nhà khoa học Việt kiều về nước công tác chỉ nên là việc phụ, cái chính của khoa học Việt Nam là phải xây dựng đội ngũ các nhà khoa học trẻ trong nước. Muốn thế, họ phải sống được bằng lương.
Thưa hai GS, chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ IX diễn ra trong 20 ngày với sự quy tụ của hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia trên thế giới. Để có thể tổ chức được sự kiện quy mô như thế, vợ chồng GS đã tốn nhiều công sức, thời gian?
Vợ chồng tôi không có người giúp việc, nói như ở Việt Nam là không có quân. Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam có một thư ký, làm việc bán thời gian, còn lại hai vợ chồng tôi tự tay làm hết. Công việc không bao giờ thành công nếu mình không bỏ vào đó tất cả tâm huyết, sức lực như việc mời các nhà khoa học đoạt giải Nobel, chúng tôi phải bắt tay từ hai năm trước. Chúng tôi giống như những con trâu đi cày vậy. Tuy nhiên có nhiều việc không được như ý. Một số người bạn của chúng tôi rất muốn tham gia sự kiện nhưng hai vợ chồng tôi không có thời gian để mời. Họ giận chúng tôi nhưng vẫn thông cảm.
Tất nhiên chúng tôi cũng có những người bạn giúp đỡ, chủ yếu trong việc tư vấn, mời các nhà khoa học.
Trong số 200 nhà khoa học quốc tế đến VN lần này, có năm nhà Nobel Vật lý. Ngoài ra còn có Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu. Ông bà làm thế nào để mời được họ?
Trong số gần 200 đại biểu năm nay có 25 nhà khoa học trẻ Việt Nam. Chúng tôi nói sẵn sàng hỗ trợ các em chi phí ăn ở, sinh hoạt còn chi phí tàu hỏa, chúng tôi hy vọng Viện, Trường nơi các em đang công tác có thể đảm nhận. Tuy nhiên, 95% Viện, Trường đã từ chối. Họ nói vì cơ chế nên không thể cấp kinh phí cho các em GS Trần Thanh Vân |
Giữa chúng tôi có mối quan hệ tình nghĩa. Chúng tôi bắt đầu tổ chức những Hội nghị quốc tế lớn từ năm 1966, đến nay là 47 năm. Trong các hội nghị đó chúng tôi luôn chú trọng đến các nhà khoa học trẻ. Có khoảng 20 nhà khoa học đoạt giải Nobel từng đến tham gia các hội nghị của chúng tôi khi còn trẻ. Cách mình đối xử với họ khi họ là nhà khoa học trẻ đã tạo nên những mối quan hệ tình nghĩa. Đó là lý do vì sao chúng tôi mời được họ.
Cả năm nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý tham dự chương trình lần này đều thuộc diện như thế. Ban đầu có 10 nhà Nobel nhận lời nhưng sau đó vì lý do sức khỏe, bận công việc, còn lại năm người.
Phải lên kế hoạch trước 2 năm mới có tiền đi dự hội thảo (!?)
Vợ chồng GS Trần Thanh Vân trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong tại Hà Nội. Ảnh: Hoài Nguyễn. |
Ông bà luôn quan tâm đến các nhà khoa học trẻ?
Tôi thấy Việt Nam có nhiều chủ trương để thu hút các nhà khoa học Việt kiều về nước nhưng theo tôi, đó là việc phụ. Tương lai của Việt Nam nằm ở các nhà khoa học trẻ. Cái quan trọng nhất của nền khoa học Việt Nam là tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ có điều kiện vươn lên và phát triển.
Điều quan trọng nhất để các nhà khoa học trẻ có thể phát triển được là họ phải có lương bổng đủ để sống tử tế. Có như thế họ mới vô tư, thảnh thơi làm khoa học, mới đạt được kết quả. Vừa phải lo về kinh tế, vừa đi dạy thêm thì làm sao mà làm khoa học được. Tôi được biết nhiều nhà khoa học trẻ hiện nay lương chỉ có ba triệu đồng.
Việt Nam khó có thể có một tương lai tốt nếu các nhà khoa học trẻ phải bận tâm nhiều về chuyện cơm áo gạo tiền. Tôi nghĩ Đàm Thanh Sơn hay Ngô Bảo Châu, các em phát huy được năng lực là bởi được làm việc trong một môi trường tốt, không bị phân tâm về kinh tế.
Nghe nói ông bà tự bỏ tiền túi để các nhà khoa học trẻ Việt Nam có thể tham dự Gặp gỡ Việt Nam 2013?
Năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ có hỗ trợ chúng tôi chi phí đi lại, ăn ở của năm nhà Nobel vật lý. Gần 200 đại biểu khác, có người tự lo chi phí còn lại do chúng tôi hỗ trợ.
Trong số gần 200 đại biểu năm nay có 25 nhà khoa học trẻ Việt Nam. Chúng tôi nói sẵn sàng hỗ trợ các em chi phí ăn ở, sinh hoạt còn chi phí tàu hỏa, chúng tôi hy vọng Viện, Trường nơi các em đang công tác có thể đảm nhận. Tuy nhiên, 95% Viện, Trường đã từ chối. Họ nói vì cơ chế nên không thể cấp kinh phí cho các em.
Muốn được cấp kinh phí thì phải lên kế hoạch trước từ 1,5 - 2 năm. Tôi thấy điều này hơi lạ. Tôi nghĩ mỗi Viện, Trường phải có một ngân khoản cho các nhà khoa học trẻ để mỗi năm họ có thể tham dự 1-2 hội nghị, hội thảo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Sao lại có chuyện phải lên kế hoạch 1,5-2 năm mới có tiền đi dự hội nghị, hội thảo.
Gặp gỡ Việt Nam vẫn tiếp tục những hoạt động ở Hà Nội?
Chúng tôi tiếp tục mời các GS Nobel giao lưu với một số trường đại học ở Hà Nội như Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên. Chiều 24/8, tôi cùng các nhà Nobel Vật lý sẽ có buổi gặp với Chủ tịch nước tại Phủ Chủ tịch. Ngoài ra là chuỗi các sự kiện trao học bổng cho các học sinh, sinh viên miền Bắc.
Sáng thứ bảy, hai nhà Nobel Vật lý sẽ trực tiếp trao học bổng cho các sinh viên miền Bắc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để khích lệ các em.