Tuổi thơ nghèo khó và đặc biệt của Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới

Có tuổi thơ nghèo khó và đặc biệt, nữ thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (34 tuổi) là người duy nhất trong nhà học đại học, 15 tuổi đã đi phát báo thuê. Bố mẹ Marin ly thân từ nhỏ và cô được nuôi dạy trong một gia đình đồng giới bởi mẹ và người bạn đời nữ. 
Ngày 8/12 vừa qua, Đảng Dân chủ Xã hội, chính đảng lãnh đạo chính quyền liên minh 5 đảng trung tả tại Phần Lan, đã bầu chọn Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin trở thành Thủ tướng thay thế ông Antti Rinne mới tuyên bố từ chức.

Ngày 10/12, Marin được Tổng thống Phần Lan Sauli Niiinisto phê chuẩn đề cử nhậm chức và chính thức trở thành thủ tướng nước này. Ở tuổi 34, Sanna Marin trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Phần Lan và là thủ tướng tại vị trẻ nhất thế giới.

Nhìn người phụ nữ xinh đẹp tự tin giàu trí tuệ này, ít ai nghĩ rằng cô lớn lên với một tuổi thơ cực nhọc trong gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Phần Lan. Marin là người duy nhất trong nhà học đại học, 15 tuổi đi phát báo thuê.

Sanna Marin sinh ngày 16/11/1985 sinh ra trong một gia đình nghèo khó có bố mẹ từ nhỏ và được nuôi dạy bởi 2 người phụ nữ là mẹ cô (người đồng giới) và người bạn đời nữ.

Cô ở nhà thuê tại Espoo, Pirkkala trước khi chuyển tới Tampere. Điều này khiến Marin khó chia sẻ về gia đình mình với mọi người. Thời điểm những năm 2000, người dân Phần Lan còn rất khắt khe với các gia đình đồng giới và thường không công nhận họ như các gia đình khác.
Tuổi thơ nghèo khó và đặc biệt của Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới ảnh 1 Sanna Marin trở thành thủ tướng trẻ nhất Phần Lan và thế giới. Ảnh: Twitter/Sanna Marin.
Marin từng chia sẻ với báo giới rằng, cô thường xuyên cảm thấy mình như "người vô hình" ở trường học vì không thể nói về gia đình. "Sự vô hình tạo nên cảm giác bất lực. Chúng tôi không được công nhận là một gia đình thực sự hay bình đẳng với những người khác”, nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới chia sẻ. Nhưng may mắn, cô không bị bắt nạt nhiều. Ngay từ khi còn bé, Marin đã rất thẳng thắn và bướng bỉnh. Khi mẹ Marin và bạn đời đồng tính chia tay, gia đình cô gặp nhiều khó khăn tài chính và thường phải chuyển đi khắp nơi. Marin phải đi làm thêm tại một tiệm bánh từ năm 15 tuổi và đi phát báo. Sau khi học xong Trung học, Marin đi làm công việc thu ngân vài năm lấy tiền trang trải trước khi đăng ký học tại Đại học Tampere. Sau đó, cô tốt nghiệp đại học, lấy được bằng Thạc sĩ ngành Nghiên cứu hành chính. Bằng nghị lực phi thường, Sanna Marin vươn lên trên con đường chính trị, một hành trình mà cô chưa bao giờ dám nghĩ tới. Khi còn nhỏ, chưa từng nghĩ mình sẽ tham gia chính trị bởi cô luôn mang trong mình mặc cảm giai cấp. Ở trường trung học, cô đã tự cảm thấy những người làm chính trị khá khác biệt và đến từ tầng lớp khác so với mình và cô nghĩ, bản thân không thể. Song được sự động viên của mẹ, cô gái tài năng bản lĩnh đã nuôi niềm tin thực hiện những điều vượt qua giới hạn bản thân.
Tuổi thơ nghèo khó và đặc biệt của Nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới ảnh 2 Nữ thủ tướng Phần Lan đương nhiệm thừa nhận, cô bắt đầu con đường chính vị vì muốn gây ảnh hưởng tới cách xã hội nhìn nhận mọi công dân và các quyền của họ.
Từ hoàn cảnh tuổi thơ đặc biệt của mình, Sanna Marin muốn đấu tranh giành sự bình đẳng cho mọi tầng lớp, giới tính trong xã hội.

Sanna Marin bắt đầu tham gia chính trị vào năm 20 tuổi. Năm 22 tuổi, cô tranh cử ghế Hội đồng thành phố Tampere, phía bắc Helsinki nhưng không trúng cử.

Năm 27 tuổi, Marin được bầu vào hội đồng thành phố và trở thành chủ tịch Hội đồng.

Năm 2014, Marin được bầu làm phó Chủ tịch thứ hai đảng SDP. Đảng của cô có mối liên hệ chặt chẽ với công đoàn, mong muốn cắt giảm nhiên liệu hóa thạch và ủng hộ việc củng cố hệ thống phúc lợi xã hội.

Năm 2015, Marin trở thành nghị sỹ quốc hội. Năm 2018, Sanna Marin đã thay cựu Thủ tướng Rinne lãng đạo đảng SDP trong thời gian ông nghỉ ốm vì bệnh viêm phổi. Tháng 6/2019, cô được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông.

Có thể nói, con đường chính trị của Marin được xem là “hiện tượng” bởi sự thăng tiến nhanh chóng.

Trong thời gian này, một cuộc tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc thủ tướng xử lý cuộc đình công của nhân viên ngành bưu chính. Hệ quả là ông Rinne phải xin từ chức.

Sau đó, Sanna Marin giành chiến thắng trong một cuộc bỏ phiếu tìm người thay thế ông Rinne.

Khi nhậm chức, Sanna Marin gặp phải nhiều sự nghi ngại từ những chính trị gia khác cũng như dư luận. Không ít người e ngại vì cô là nữ giới, lại đang nuôi con nhỏ 22 tháng tuổi.

"Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng lại niềm tin. Tôi chưa bao giờ để tâm tới tuổi tác hay giới tính của mình mà luôn nghĩ về những lý do khiến tôi bước chân vào con đường chính trị, điều giúp chúng tôi giành được sự tin tưởng của cử tri", nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới khẳng định.

Nhiều ý kiến cho rằng cô giống như một "người mẫu trong vai trò lãnh đạo" ở một thế giới chính trị thường do những người lớn tuổi và đàn ông đảm nhiệm.

Trả lời truyền thông hôm 13/12 khi được hỏi về ý kiến trên, Thủ tướng Marin đáp: "Tôi không cảm thấy mình như một người mẫu sắm vai lãnh đạo. Trong suy nghĩ của một số người, tôi có thể là thế, nhưng tất cả chúng ta đều là con người.

Các vấn đề mới là quan trọng, chứ không phải người đứng sau đó như thế nào. Tôi nghĩ ai cũng quan trọng như ai".
Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.