Tước giấy phép kinh doanh bảy doanh nghiệp xăng dầu đầu mối

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Công Thương vừa tước giấy phép có thời hạn đối với bảy doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nhập khẩu xăng dầu do thiếu các điều kiện trong kinh doanh xăng dầu. Thời điểm tước giấy phép tính từ tháng 7/2022.

Theo thông tin được đưa ra, các doanh nghiệp bị tước giấy phép do thiếu cửa hàng sở hữu và cửa hàng chung, thiếu đại lý hoặc thiếu kho, cầu cảng, phương tiện vận tải theo quy định đăng ký, cấp giấy phép thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu…

Các doanh nghiệp bị tước giấy phép gồm: Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát, bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 2 tháng, kể từ ngày 26/7.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng, kể từ ngày 18/7.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng, kể từ ngày 13/7.

Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng, kể từ ngày 28/7.

Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1 tháng, kể từ ngày 19/7.

Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng, kể từ ngày 7/7.

Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu 1,5 tháng, kể từ ngày 12/7.

Hồi tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Việc thanh tra bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm điều kiện phòng cháy chữa cháy, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối…

Theo thông tin của Tiền Phong, mới đây, Thanh tra Chính phủ cũng đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo loạt vấn đề liên quan đến việc điều hành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát giá xăng dầu của chính Bộ Công Thương.

Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu cung cấp thông tin của 16 thương nhân đầu mối xăng dầu gồm: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà, Công ty CP Hóa dầu quân đội, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty TNHH Petro Bình Minh, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, công ty Thanh Lễ, Dầu khí Đồng Tháp, dầu khí Nam Sông Hậu…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.