Tung tin đồn cô gái bị ăn cắp thận, sau đó hóa ra là tin giả.. |
Tràn lan tin đồn
Thời gian gần đây cộng đồng mạng chia sẻ thông tin các cô gái bị rạch đùi bằng dao lam nhiễm virus HIV khiến nhiều người không khỏi lo âu. Đặc biệt là thông tin 3 nữ sinh bị rạch đùi bị nhiễm HIV ở trước Nhà hát lớn Hà Nội. Đến khi lãnh đạo Phòng cảnh sát Hình sự, công an TP Hà Nội khẳng định, thông tin này hoàn toàn là bịa đặt, được tung ra nhằm gây hoang mang dư luận và khẩn trương xác minh, truy tìm để xử lý trước pháp luật thì nhiều người mới nhận ra mình bị lừa vì chiêu trò câu like.
Đầu năm 2013, các fanpage cũng đua nhau chia sẻ bức thư cảnh báo với nội dung: Cách đây vài tuần, trong một rạp hát, một người cảm thấy có vật gì đó chĩa ra từ ghế của cô ấy. Khi cô ấy đứng dậy để xem đó là vật gì thì thấy một cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là: “Bạn vừa mới nhiễm HIV”.
Cây kim nhô ra khỏi ghế kèm theo một mảnh giấy ghi là: “Bạn vừa mới nhiễm HIV”.. |
Chỉ đến lúc bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội tỏ ra bất ngờ trước thông tin trên và khẳng định: “Nội dung bức thư khá nhảm nhí, không có thật” thì tin đồn mới dần được dập tắt.
Bên cạnh đó, tin đồn phát hiện đỉa trong hộp sữa của một hãng tại Việt Nam vào cuối tháng 2. Một cư dân mạng đăng lên đoạn clip được cho là quay tại đồn công an, ghi lại cảnh một ly sữa có đỉa lúc nhúc bò, cho biết đây là loại sữa cháu mình vẫn thường uống và cam đoan 100% về tính xác thực đã khiến nhiều người tiêu dùng hoảng loạn.
Để câu like, các chủ fanpgage không ngại đưa ra thông tin mà một trang web chuyên phân tích các tin đồn ở Úc xác nhận là tin "vịt" từ năm 1997. Đó là câu chuyện về cô gái ở Trung Quốc bị ăn cắp hai quả thận sau một cuộc vui ở quán bar để cảnh báo về sự tràn lan của tệ nạn ăn cắp nội tạng con người. Và yrước những tin đó mọi người nhanh chóng cùng nhấn nút chia sẻ để cảnh báo nhau mà không nghĩ rằng
Ý kiến luật sư
Gần đây rộ lên tin đồn có kẻ rạch đùi những ai mặc quần đùi ra phố.. |
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch hội luật gia TP.HCM: "Việc tung tin đồn thất thiệt dù là trên môi trường mạng thông tin máy tính thì vẫn có thể nói là hành vi vi phạm pháp luật. Do nội dung đa dạng của các loại tin đồn, cùng với tính chất, ý chí chủ quan, mức độ, hậu quả khác nhau mà việc xử lý cụ thể cũng khác nhau".
Người tung tin đồn có thể bị buộc bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm các quyền dân sự, hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính nếu xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính điều chỉnh, hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Việc tung tin đồn có thể gây thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc tài sản của một tổ chức, cá nhân cụ thể và tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu người tung tin đồn thất thiệt phải xin lỗi cải chính công khai, bồi thường thiệt hại do tin đồn gây ra theo quy định tại Điều 25 và Điều 604 của Bộ luật Dân sự 2005.
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người tung tin đồn thất thiệt có thể bị xử phạt vi phạm hành chính dưới hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà người tung tin đồn có thể bị xử lý. Theo tôi thì việc xử lý người tung tin đồn thất thiệt là không khó bằng việc truy tìm ra người thực sự tung tin đồn thất thiệt, cũng như việc chứng minh thiệt hại và ý chí chủ quan của người tung tin đồn thất thiệt.
Do đó, nên quy định một điều chung về xử lý hình sự, xử phạt hành chính đối với người hành vi tung tin đồn thất thiệt và nếu phù hợp với việc xử lý ở từng lĩnh vực cụ thể thì mới căn cứ vào các quy định chuyên ngành để xử lý.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư