Tư vấn trực tuyến về chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân chạy thận

Tư vấn trực tuyến về chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân chạy thận
Vào lúc 14h30 ngày 28/2/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề: “Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo” với sự tham gia của PGS.BS Trần Văn Chất – Nguyên Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội - Chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh suy thận. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

Tư vấn trực tuyến về chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân chạy thận

Vào lúc 14h30 ngày 28/2/2013, trên website www.tuvansuckhoe24h.com.vn sẽ diễn ra buổi tư vấn trực tuyến chủ đề: “Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo” với sự tham gia của PGS.BS Trần Văn Chất – Nguyên Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội - Chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh suy thận. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

PGS.BS Trần Văn Chất - Chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh suy thận
PGS.BS Trần Văn Chất - Chuyên gia giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh suy thận.
 

Suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng thận từ từ và nặng dần theo thời gian. Tại Mỹ, theo thống kê của Tổ chức Thận Quốc gia, thì ở nước này có 26 triệu người lớn bị suy thận mạn và hàng triệu người khác có nguy cơ cao của bệnh này. Tại Việt Nam, hiện nay cũng có khoảng 8 triệu người bị suy thận mạn, trong đó suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận là 72.000 người nhưng thực tế chỉ có 10% được chạy thận, còn lại 90% tử vong.

Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường, bao gồm: sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu, tăng huyết áp,... Phát hiện sớm suy thận có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, giảm nguy cơ phải chạy thận nhân tạo.

Trong điều trị suy thận mạn giai đoạn đầu, mục tiêu là làm chậm tiến triển bệnh: kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết, chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc hợp lý. Khi suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Theo PGS.BS Trần Văn Chất- Nguyên Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội: “Người bệnh cần chạy thận nhân tạo khi nồng độ creatinin máu trên 800 micromol/lit và mức lọc cầu thận dưới 15ml/phút. Thực hiện việc chạy thận nhân tạo cần lọc đủ 12h/tuần, chia 3 lần, mỗi lần 4 giờ và dùng thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống thiếu máu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa”.

Chạy thận không chỉ gây tổn hại về sức khỏe, thời gian, kiệt quệ về kinh tế gia đình và xã hội mà hơn nữa, những người phải chạy thận nhân tạo lâu dài có thể xuất hiện nhiều biến chứng như: tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%). Bên cạnh đó, còn một số biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm như: hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng, rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết… Do vậy, bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần được chăm sóc đặc biệt và theo dõi điều trị chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa kết hợp với người nhà.

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị suy thận mạn nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng người bị suy thận phải chạy thận nhân tạo không ngừng tăng cao theo thời gian. Trước những khó khăn trong điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nhiều người vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ căn bệnh này. Đồng thời, họ cũng chưa có cách hiểu đầy đủ về bệnh cũng như chưa có phương pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân, khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.

Để được chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp thắc mắc về phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, quý vị có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phương pháp chăm sóc, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo” hoặc đặt câu hỏi ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.

TH

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG