Thu nhập luôn phải đến từ ít nhất 2 nguồn
Tại sao cần tới hai nguồn thu nhập?
Bạn có thể đủ sống với 1 nguồn thu nhập, nhưng nếu muốn thoải mái hơn về đời sống vật chất tinh thần và không bao giờ phải bất an nếu lỡ xảy ra rủi ro hay thất nghiệp, thì hãy bắt đầu suy nghĩ đến một nguồn thu mới.
Không chỉ dừng lại ở một nguồn thu nhập mà giới trẻ hiện nay đang hướng đến nhiều công việc với nhiều mức thu nhập khác nhau đây cũng coi như hồ sơ bảo hiểm an toàn vững chắc cho cuộc sống tương lai
Làm thế nào để có 2 nguồn thu?
Thời đại hiện nay những cơ hội kiếm tiền không hề hiếm, chỉ là bạn có chịu tìm kiếm, có chịu nắm bắt cơ hội, có chịu bỏ thời gian công sức ra học hỏi và phát triển thu nhập của chính mình hay không thôi.
Bạn có thể đi làm thuê bên ngoài, có thể nhận nhiều công việc khác nhau, nhưng song song đó, bạn không bao giờ được bỏ bê việc xây dựng thương hiệu, xây dựng sự nghiệp cho riêng bản thân mình. Mình vẫn đều đặn kiếm được tiền từ chính những gì mình viết cho blog riêng của mình, vẫn chủ động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ số cho chính dự án riêng mà mình đang sở hữu”.
Tiết kiệm và tích lũy
Tích lũy, tiết kiệm là như thế nào?
Tiết kiệm, tích lũy là cách bạn chi tiêu có mục đích rõ ràng, là biết cái gì thực sự cần chi và nên chi, cái gì chỉ để thỏa mãn ham muốn nhất thời. Bạn nên chi tiền cho những thứ thiết yếu cho cuộc sống không nên chạy theo những mong muốn hay sở thích theo phong trào không có điểm dừng.
Ưu điểm của việc tích lũy và tiết kiệm?
Tích lũy và tiết kiệm càng sớm thì tương lai của bạn càng thoải mái, càng không lo phiền gì về vấn đề tiền bạc mỗi khi có vấn đề gì đó xảy ra. Bạn tưởng tượng đi, nếu như có ngày bạn bỗng dưng thất nghiệp, người thân của bạn bị bệnh, hay đơn giản là bạn hết sạch tiền trong ví và trong tài khoản, cảm giác của bạn sẽ thế nào.
Đầu tư
Ngoài tiết kiệm, chúng ta cũng cần bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các dạng tài sản có thể đầu tư như chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu.
Tuy không nhiều nhưng nếu có ý thức tìm hiểu về kiến thức tài chính, quản trị kinh doanh, đầu tư càng sớm và kiên trì phân bổ 1 phần thu nhập của mình vào việc đầu tư sẽ giúp ích cho bản thân chúng ta rất nhiều trong tương lai, đặc biệt là khi nó đi cùng với sức mạnh của lãi kép.
Tự động hóa tài chính
Tại sao nên tự động hóa tài chính của bản thân?
Cách dễ nhất để duy trì việc tiết kiệm và đầu tư lâu dài là biến nó thành quá trình tự động – nghĩa là chuyển từ tài khoản được trả lương sang tài khoản tiết kiệm, đầu tư mỗi tháng, trước cả khi bạn nhìn thấy tiền..
Làm cách nào để tự động hóa tài chính?
Hãy cố gắng tự động hóa mọi khoản chi hàng tháng của mình.
Từ các sinh hoạt phí cần thiết, các hóa đơn hàng tháng, đến các tài khoản tiết kiệm hay đầu tư, bạn đều nên cài đặt tự động để mỗi khi lương về, cứ đến ngày đó, tiền của bạn sẽ được phân bổ ra các tài khoản khác nhau phục vụ cho từng mục đích cụ thể..
Bắt đầu tạo dựng nguồn thu nhập thụ động
Tại sao bạn cần quan tâm đến những nguồn thu nhập thụ động?
Sức khỏe và thời gian của mỗi chúng ta đều có hạn. Chúng ta không thể dùng thời gian và sức khỏe của bản thân để đổi lấy tiền mãi được. Nếu như vậy, cuối cùng, chúng ta vẫn sẽ mãi là nô lệ của đồng tiền.
Đó là lí do, ngay từ khi bắt đầu tìm hiểu về vấn đề quản lý tài chính cá nhân, về dòng tiền, bạn nên biết tới khái niệm mang tên “Thu nhập thụ động”.
Đây cũng chính là cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình hướng tới sự tự do tài chính của một người.
Làm cách nào để tạo nguồn thu nhập thụ động cho bản thân?
Thời đại hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tự tạo thêm nguồn thu nhập thụ động cho chính mình.
Đặc biệt là trong thời điểm mạng xã hội đang không ngừng phát triển, các nguồn thu nhập thụ động càng trở nên phong phú và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Nó có thể đến từ nhiều nguồn như Xuất bản sách, Ebook, Sản xuất nội dung trên internet, Quảng cáo, Affiliate Marketing, Dropshipping, Blog Flipping, Tiết kiệm, Đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu dài hạn, Cho thuê nhà, Buôn bán bđs,…
Trong số đó có rất nhiều nguồn thu nhập thụ động mà bạn có thể chẳng cần phải mất bất cứ đồng vốn nào ngoài chất xám và kĩ năng của chính bạn.
Kết luận lại, hãy rèn ngay cho bản thân tư duy quản lý tài chính thông minh để giúp ích cho tương lai ngay từ bây giờ nào!