TT-Huế, nuôi tôm chân trắng: Hàng chục tỷ đồng 'bốc hơi'

0:00 / 0:00
0:00
Có đến 60% ao hồ tại xã Phong Hải bị thiệt hại do tôm mắc bệnh, ao nuôi phải tạm “treo”
Có đến 60% ao hồ tại xã Phong Hải bị thiệt hại do tôm mắc bệnh, ao nuôi phải tạm “treo”
TP - Tôm thẻ chân trắng mắc một loại bệnh khác thường xảy ra trên diện rộng, lây lan nhanh qua nhiều ao hồ trong thời gian ngắn tại huyện Phong Điền (tỉnh TT-Huế) đã làm người nuôi thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Sau vụ nuôi thứ nhất năm 2021 lâm cảnh bết bát do sản phẩm tôm thẻ chân trắng thương phẩm khó tiêu thụ, phải giảm giá bán vào thời điểm dịch bệnh COVID-19 lan rộng, ông Nguyễn Thơ (dân xã Phong Hải, huyện Phong Điền, TT-Huế) đặt hy vọng vào vụ tôm thứ hai thu hoạch trúng dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần. Tuy nhiên, những ngày qua, tôm vụ Tết nuôi tại 2 khu ao rộng khoảng 3.000m2 của gia đình đồng loạt chết do mắc loại bệnh có tên là “đen mang”.

Điều đáng nói, loại dịch bệnh này lây lan rất nhanh, khiến tôm thả nuôi mới 20 ngày tuổi chết hàng loạt, vớt đi xử lý tiêu hủy không xuể. Chỉ trong thời gian ngắn, hộ ông Thơ mất trắng hơn 500 triệu đồng do tôm chết bệnh… Tương tự, các hộ nuôi tôm tại xã Phong Hải cũng dính dịch bệnh, có hộ chịu thiệt hại nặng, với 12 hồ nuôi tôm chân trắng bị chết do mắc bệnh đen mang.

Theo ông Hoàng Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Phong Hải, toàn xã có đến 60% ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng hơn 1 tháng tuổi bị chết hoàn toàn. Bình quân mỗi hộ nuôi mất trắng từ 400 đến 500 triệu đồng. Toàn xã hiện có 40 khu ao hồ có tôm nuôi bị chết, gây thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng cho hàng chục hộ dân. Đây là địa phương tại TT-Huế hiện chịu thiệt hại nặng nhất do tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh bất thường, chết hàng loạt.

Chính quyền xã Phong Hải hiện tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể số diện tích ao hồ bị thiệt hại, đồng thời, hỗ trợ hoá chất, hướng dẫn người dân tổ chức các biện pháp tiêu độc, khử trùng, xử lý môi trường để tái thả nuôi.

“UBND huyện, ngành chức năng vừa kiểm tra tình hình để thống kê thiệt hại về nuôi tôm thẻ chân trắng của bà con các xã và có hướng hỗ trợ xử lý dịch bệnh phù hợp”.

Ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền

“Đây là lần đầu tiên, tại địa phương có lượng tôm nuôi chết nhiều như thế này, dù người dân Phong Hải rất có kinh nghiệm nuôi tôm, trải qua nhiều năm làm nghề rồi. Tôm chết do mắc bệnh đen mang gây thiệt hại quá lớn cho dân địa phương. Trước đây, vùng nuôi tôm của xã chưa có loại bệnh xảy ra tràn lan như thế này. Đây lại là loại bệnh rất khó chữa trị, lại lây lan rất nhanh so với bệnh vàng mang hay bệnh gan trên tôm nuôi”, ông Sửu thông tin.

Ngoài xã Phong Hải, một số địa phương khác của vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) cũng xuất hiện loại bệnh đen mang trên tôm thẻ chân trắng. Theo kiểm tra bước đầu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, hiện có đến 50% diện tích ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng Ngũ Điền bị chết.

Tôm nuôi mắc bệnh đen mang bị chết hàng loạt tại xã Phong Hải và vùng Ngũ Điền được xác định vừa do yếu tố môi trường thay đổi, kết hợp với việc xả nước từ ao hồ có tôm chết trực tiếp ra môi trường, dẫn đến lây lan bệnh và gây ô nhiễm môi trường cục bộ.

UBND huyện Phong Điền đã đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Chi cục Thuỷ sản tỉnh TT-Huế thường xuyên hỗ trợ theo dõi diễn biến dịch bệnh, hướng dẫn người dân quy trình xử lý nguồn nước; đồng thời, hỗ trợ nhiều tấn hóa chất Cloramin-B để tiêu độc, khử khuẩn ao hồ nuôi.

MỚI - NÓNG
HĐND Hà Nội sẽ chất vấn thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ
HĐND Hà Nội sẽ chất vấn thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ
TPO - Tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội sẽ dành cả ngày 3/7 để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó tập trung vào 2 nhóm vấn đề: thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước và công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố. 
Nhiều người liên tục mua cổ phiếu Vinamilk
Nhiều người liên tục mua cổ phiếu Vinamilk
TPO - Từ đầu năm đến nay, F&N Dairy Investments PTE.LTD đã 4 lần đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk để nâng tỷ lệ sở hữu lên 18,69% vốn điều lệ. Ước tính, tổ chức này phải chi khoảng 1.362 tỷ đồng để mua lượng cổ phiếu VNM đã đăng ký.