Trúng tuyển Đại học sớm: thận trọng để tránh lạc đường

0:00 / 0:00
0:00
Thời gian gần đây, nhiều trường đại học đã đưa ra các phương án xét tuyển sớm để thí sinh dễ dàng có cơ hội trúng tuyển. Tuy nhiên, nếu lựa chọn không cẩn trọng, việc đỗ đại học sớm có thể trở thành cái bẫy khiến học sinh lớp 12 đánh mất ước mơ nghề nghiệp của mình.

Kiếm tìm đam mê đích thực từ sai lầm ban đầu

Cách đây một năm, N. H. Hưng ở Hai Bà Trưng, Hà Nội đã trúng tuyển sớm vào khoa Truyền thông đa phương tiện của một trường đại học tại Hòa Lạc, Hà Nội. Trong quá trình học, dù rất cố gắng nhưng Hưng không thể thấy yêu thích các môn học. Mỗi giờ lên lớp là một giờ dài lê thê đầy chán nản với Hưng.bố của Hưng là một giảng viên dạy tiếng Pháp tại một trường đại học, rất thông cảm và ủng hộ con trai. Trong kỳ thi cuối năm thứ nhất, bố và Hưng đã bàn và quyết định dừng học đại học, tìm ngành học phù hợp là Lập trình. "Tôi đã nghĩ kỹ, cho dù con phải bỏ đi một năm học đại học, tôi không thấy tiếc. Quan trọng là con thấy hạnh phúc khi học tập và được học gần nhà," ông chia sẻ.

Trường hợp của L.T. Vũ còn khó khăn hơn. Hiện đang học năm thứ 3 tại một trường đại học, Vũ nợ tới 17 môn tương ứng 37 tín chỉ. Để học lại, Vũ phải đóng khoảng 37 triệu đồng học phí. Trước đây, Vũ cũng chọn trúng tuyển sớm đại học vì nhận được nhiều thư mời từ các trường. Tuy nhiên, trong quá trình học, Vũ thấy năng lực của mình không phù hợp với ngành học đó.

Để có tiền trả nợ học phí, Vũ đang phải đi làm thêm ở vị trí Lễ tân tại một câu lạc bộ thể hình. Quyết tâm làm lại từ đầu, Vũ đã đăng ký học lập trình tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn với hy vọng tìm được nghề phù hợp. "Tiền học trả nợ các môn bằng học phí một khóa học mới. Nên thay vì đóng học phí học lại một chuyên ngành em không thích, thì em lựa chọn Lập trình là con đường mới cho mình," Vũ tâm sự.

Trúng tuyển Đại học sớm: thận trọng để tránh lạc đường ảnh 1

Trúng tuyển sớm: Nhiều sinh viên chán nản bỏ học giữa chừng vì không phù hợp với ngành đã chọn

Lời khuyên từ chuyên gia: Đừng chỉ ham bằng cấp

Tại sự kiện "Ngày hội 2k6: Hiểu mình - Biết nghề - Chọn trường chuẩn" gần đây, các diễn giả đã chia sẻ nhiều lời khuyên quý báu cho học sinh, phụ huynh về vấn đề này.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà-chuyên gia hướng nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh: "Có một bộ phận lớn phụ huynh vẫn thích bằng đại học. Đây là văn hóa truyền thống lâu nay của người Á Đông. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung học vì bằng cấp, sẽ rất nhiều hậu quả như: chán học, bỏ học giữa chừng hoặc tệ hơn là có bằng đại học nhưng không xin được việc."

"Tấm bằng đại học cho chúng ta kiến thức nền tảng, tuy nhiên các doanh nghiệp cần kỹ năng nghề nghiệp. Quan trọng là chiến lược của chúng ta đặt ra như thế nào. Muốn có được việc làm, lương cao, dựa vào bản thân mình là chính. Khi mình có đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc, thì mình mới có quyền đàm phán lương bao nhiêu," PGS.TS Hà khẳng định.

Chia sẻ cùng quan điểm, ông Đinh Văn Hoàn, Giám đốc Chiến lược Dự án tại Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản) cho biết: "Ở công ty tôi có những người không có bằng đại học nhưng làm việc tốt hơn những người có bằng đại học, thậm chí còn giữ những chức vụ quản lý. Bằng đại học không có ý nghĩa cho doanh nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi không tuyển giáo sư, tiến sĩ, chúng tôi tuyển những kỹ sư CNTT cho nên chúng tôi yêu cầu năng lực thực chiến."

"Với xã hội đề cao Nho giáo như Việt Nam, bằng đại học là một điều gì đó vẫn được chú ý, nhưng lấy bằng đại học không phải con đường duy nhất mà quan trọng nhất là phải chọn được nghề chuẩn và trường đào tạo chuẩn, thay vì chỉ đơn giản là vào đại học," ông Hoàn nhấn mạnh.

Đáng chú ý, ông Hoàn còn đánh giá cao Aptech - một trong những trường dạy thực sự ra nghề chứ không phải chỉ dạy để có bằng: "Công ty tôi có những nhân sự làm Aptech ra - những người thực sự làm được việc và cập nhật được công nghệ các công ty đang sử dụng. Chúng tôi đánh giá cao những trường dạy thực sự ra nghề chứ không phải dạy có bằng. Nếu bạn muốn học nghề về CNTT, Aptech là một trong những nơi đào tạo mà tôi tin cậy với tư cách là người quản lý doanh nghiệp và sử dụng lao động."

Anh Hồ Sơn Tùng, trước đây từng học cả đại học lẫn Aptech cơ sở 285 Đội Cấn, hiện đang làm Giám đốc Công nghệ Công ty phần mềm HIDECC chia sẻ "Để được doanh nghiệp chấp nhận, bạn cần được đào tạo bài bản về thực hành và có nhiều cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với nghề. Điều mà trước đây, tôi được tiếp cận hạn chế khi theo học chương trình đại học."

Cũng từng là học viên của Aptech, bạn Lê Minh Hiếu - lập trình viên lâu năm chia sẻ: "Để có được thành công trong ngành CNTT, không phải tôi có được bằng cấp gì mà quan trọng trong quá trình học, tôi được hỗ trợ nhiệt tình từ việc chuyển giao công nghệ đến học các ngôn ngữ lập trình khác.". Được biết, chỉ sau 2 năm đi làm, Hiếu đã có mức thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ tháng và phụ trách nhiều dự án lớn.

Trúng tuyển Đại học sớm: thận trọng để tránh lạc đường ảnh 2

Các chuyên gia có lời khuyên với các thí sinh hãy bình tĩnh chọn trường vì mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng thực tế để từ đó có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp

Dữ liệu thống kê cảnh báo nguy cơ bỏ học

Không chỉ các chuyên gia, dữ liệu thống kê từ nhiều trường đại học cũng đã phần nào chỉ ra nguy cơ bỏ học của các sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển sớm.

Theo thống kê của Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Công Thương TP.HCM trong 3 năm 2020, 2021, 2022, kết quả học tập của nhóm sinh viên đỗ đại học bằng các hình thức xét tuyển sớm là thấp nhất. Nguyên nhân có thể do những sinh viên này chưa cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn trường dẫn đến cảm thấy không phù hợp trong quá trình học.

Đáng lưu ý, theo chia sẻ của Giám đốc Công nghệ Hà Nội, ông Hồ Sơn Tùng - người từng học cả đại học lẫn Aptech: "Tôi đã từng học đại học và cũng tốt nghiệp từ Aptech cơ sở 285 Đội Cấn. Tại Aptech, bạn sẽ được thực hành, cọ sát với nghề nhiều hơn."

Trúng tuyển Đại học sớm: thận trọng để tránh lạc đường ảnh 3

Bình tĩnh lựa chọn nghề đúng sẽ giúp sinh viên học tập hiệu quả và đầy hứng thú (ảnh một buổi bảo vệ Dự án phần mềm tại Aptech 285 Đội Cấn)

Qua những chia sẻ trên, có thể thấy đừng vì muốn có bằng đại học mà dễ dàng chọn trúng tuyển đại học sớm. Điều quan trọng nhất là phải chọn trường, chọn ngành vì mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng thực tế để từ đó có việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

Bất kỳ ai cũng đều mong muốn con đường đi đúng hướng, không phải lãng phí thời gian, công sức vì lựa chọn sai lầm. Vì thế, các thí sinh cần thật cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi chọn ngành học, môi trường đào tạo thực sự phù hợp với khả năng và đam mê của bản thân.

MỚI - NÓNG
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
Vụ xe cẩu cắm đầu xuống mương tránh ô tô 16 chỗ vượt ẩu: Giây phút quyết định sự sống còn của lái xe
TPO - "Sau khi nghe tiếng nổ, chạy ra và thấy người lái xe bị mắc kẹt trong ca bin ô tô gặp nạn đang giơ tay lên như kêu cứu, tôi liền hô hào người dân xung quanh đến cậy cửa giải cứu tái xế,... rất may nạn nhân còn sống”, chị Hà Thị Chiên – nhân chứng vụ tai nạn kể lại.