Trung Quốc với "Dự án Hằng Nga"

Trung Quốc với "Dự án Hằng Nga"
Chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc dự kiến thực hiện vào 2017, nhưng do Mỹ có kế hoạch thăm lại chị Hằng vào năm 2013, nên TQ quyết định đi trước 1 năm.
Trung Quốc với "Dự án Hằng Nga" ảnh 1

Tiến sĩ Ng Tze-chuen (phải) và giáo sư Yung Kai-leung

Cục Không gian vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã mời 2 nhà khoa học Hồng Công là tiến sĩ Ng Tze-chuen và giáo sư Yung Kai-leung tham gia “Dự án Hằng Nga”.

Hai nhà khoa học hàng đầu của Hồng Công đã thiết kế thiết bị lấy mẫu đất đá cho chuyến bay thăm dò sao Hỏa năm 2003 mang tên “Beagle 2” của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA).

Tham gia “Dự án Hằng Nga”, tiến sĩ Ng và giáo sư Yung có nhiệm vụ thiết kế và chế tạo các máy khoan, robot, gắp mẫu đất đá của Mặt trăng và thiết bị lưu giữ chúng mang về Trái đất.

“Dự án Hằng Nga” gồm 3 công đoạn: bay quanh Mặt trăng, hạ cánh xuống lấy mẫu đất đá, khảo sát thực địa và bay trở về Trái đất. Các thiết bị do 2 nhà khoa học Hồng Công chế tạo được lắp đặt trong khoang tàu hạ cánh và trong con tàu bay quanh Mặt trăng.

Giáo sư Yung cho biết, vì các nhà khoa học Mỹ trước đây chưa phát hiện được những gì có giá trị khoa học lớn trong các mẫu đất lấy từ Mặt trăng, nên các nhà khoa học TQ sẽ làm khác họ để đạt được mục đích của mình. Nhiều khu vực trên Mặt trăng sẽ được nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt của cấu trúc.

Tiến sĩ Ng nói: “Chúng tôi có nhiệm vụ giúp CNSA rút ngắn thời gian chuẩn bị cho “Dự án Hằng Nga”. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo đảm thành công của việc hạ cánh và trở về Trái đất. Mỗi thiết bị chúng tôi chế tạo cần tới hơn 100 loại vật liệu.

Chúng tôi đã có kinh nghiệm với chương trình thám hiểm sao Hỏa “Beagle 2” nên chắc chắn sẽ thành công với “Dự án Hằng Nga”. Người TQ có nhiều truyền thuyết về chị Hằng nên dự án này hy vọng sẽ khám phá nhiều điều thú vị”.

Theo Đỗ Chuyên
Người Lao Động/SCMP

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.