Trung Quốc: ‘Trùm’ ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

Trung Quốc: ‘Trùm’ ăn cắp bí mật thương mại Mỹ
Trừng phạt thông qua hệ thống ngân hàng được xem là “điểm vào tử huyệt” của loại tội phạm này

Trung Quốc: ‘Trùm’ ăn cắp bí mật thương mại Mỹ

> Triều Tiên sắp triển khai bệ phóng tên lửa đa năng?

> Ngư dân Philippines bán tàu, chăn lợn vì...Trung Quốc 

Trừng phạt thông qua hệ thống ngân hàng được xem là “điểm vào tử huyệt” của loại tội phạm này

Trung Quốc bị cáo buộc là nước đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ nhiều nhất. Ảnh: ALAMY
Trung Quốc bị cáo buộc là nước đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ nhiều nhất. Ảnh: ALAMY.
 

Mỗi năm, nạn trộm cắp các bí mật thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ đến 300 tỉ USD, tương đương giá trị xuất khẩu sang châu Á hằng năm, đồng thời làm mất khoảng 2,1 triệu việc làm. Đó là kết luận sau 11 tháng nghiên cứu của Ủy ban về Đánh cắp sở hữu trí tuệ - một tổ chức phi đảng phái do các cựu quan chức chính phủ cấp cao cùng nhiều lãnh đạo trong quân đội và công nghiệp Mỹ lập ra. Đồng chủ tịch của ủy ban là ông Jon Huntsman, cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và ông Dennis Blair, cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ.

Trong bản báo cáo dài 89 trang công bố hôm 22-5, Trung Quốc bị cho là đứng sau khoảng 50% - 80% các vụ đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, dựa trên số liệu về các vụ bắt giữ tại hải quan cùng nhiều số liệu thương mại khác. Ấn Độ và Nga là 2 nước bị chỉ đích danh khác.

Báo cáo được đưa ra trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu tháng 6. Do đó, ông Jon Huntsman cho rằng Tổng thống Obama có thể nêu thẳng vấn đề trên trong chương trình nghị sự.

Theo ủy ban, lâu nay chính phủ Mỹ đáp trả loại tội phạm đánh cắp bí mật thương mại thông qua đàm phán cấp chính phủ và trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng như thế là chưa đủ. “Vấn nạn này đang phát triển rất nhanh, cả bằng tấn công mạng và các phương thức truyền thống. Do đó, chính phủ cần trừng phạt mạnh tay hơn bằng những biện pháp khắc nghiệt tương tự dành cho tội phạm khủng bố và buôn lậu ma túy” - báo cáo nhấn mạnh.

Giải pháp mà ủy ban này đề xuất là sự kết hợp giữa trừng phạt trong hệ thống ngân hàng, cấm nhập khẩu và liệt tên vào “sổ bìa đen” trên các thị trường tài chính. Trong đó, trừng phạt thông qua hệ thống ngân hàng - cụ thể là từ chối trao đổi ngoại tệ - được xem là “điểm vào tử huyệt” của bất cứ công ty nào mon men vươn ra thị trường thế giới, theo ông Dennis Blair.

Các biện pháp khác bao gồm tịch thu ngay lập tức số hàng hóa có chứa bí mật thương mại bị đánh cắp và đưa các quyền lợi về sở hữu trí tuệ thành điều kiện để được đầu tư hoặc niêm yết cổ phiếu ở Mỹ.

Theo Mỹ Nhung
Người Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG