Trung Quốc triển khai DF-26 giữa lúc chiến hạm Mỹ đi vào Biển Đông

Trung Quốc triển khai DF-26 giữa lúc chiến hạm Mỹ đi vào Biển Đông
TPO - Trung Quốc đã lập tức cho triển khai tên lửa đạn đạo Đông Phong 26 (DF-26) ngay sau khi Mỹ cử tàu khu trục USS McCampbell tuần tra tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Ngay sau khi Mỹ đưa tàu khu trục tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông chỉ vài giờ đồng hồ, Đài tuyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV7) tối ngày 7/1 đưa tin, quân đội nước này đã tiến hành triển khai tên lửa đạn đạo DF-26 tại khu vực cao nguyên và sa mạc phía Tây Bắc Trung Quốc.

Theo đài truyền hình CCTV7, tên lửa DF-26 là loại vũ khí có thể thực hiện các chiến dịch lưu động trên khắp cả nước.

Theo các tài liệu công khai tên lửa DF-26 có tầm bắn từ 3.000 đến 4.000km. Tên lừa DF-26 là thế hệ mới của tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng tấn công các tàu cỡ trung và cỡ lớn trên biển và được mệnh danh là sát thủ tàu sân bay.

Theo một báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc (Mỹ) về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tên lửa DF-26 lần đầu tiên được thử nghiệm năm 2016, có thể thực hiện các cuộc tấn công thông thường và hạt nhân chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ và các cuộc tấn công thông thường nhằm vào các mục tiêu trên biển ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng như Biển Đông.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, tên lửa DF-26 đã chính thức được triển khai vào tháng 4/2018.

Sau đó, Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 10/1 dẫn nguồn tin đài truyền hình quốc gia CCTV7 cho biết, việc triển khai tên lửa DF-26 là một cách khẳng định Trung Quốc có khả năng bảo vệ lãnh thổ của nước này. Ngay cả khi được triển khai từ các khu vực sâu trong đất liền Trung Quốc, tên lửa DF-26 vẫn có tầm bắn đủ xa có thể bao trùm cả Biển Đông.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.