> Du khách Việt mắc kẹt ở Trung Quốc đến nơi an toàn
> Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa
Mỗi khu vực sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và trung tâm điều khiển để can thiệp thời tiết. Khu vực đông bắc, miền trung và đông nam chủ yếu sẽ kiểm soát thời tiết để bảo đảm mùa màng, còn khu vực tây nam sẽ để bảo vệ môi trường, bảo đảm hoạt động của các dự án thủy điện và nông nghiệp.
Biện pháp can thiệp sẽ làm tăng lượng mưa hoặc tuyết và ngăn chặn sự hình thành mưa đá, sương mù, bão… Tạo mây là biện pháp can thiệp thời tiết mà Trung Quốc áp dụng.
Theo báo cáo khả thi, dự án thí điểm sẽ đầu tư gần 1,1 tỷ nhân dân tệ (177 triệu USD), trong đó trang bị 12 máy bay, từ nay đến năm 2014 để xây hệ thống can thiệp thời tiết cho vùng đông bắc, gồm các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang và một phần của khu tự trị Nội Mông.
Trung Quốc có kế hoạch tăng lượng mưa hằng năm thêm 60 tỷ m3 và mở rộng diện tích kiểm soát mưa đá lên hơn 540.000km2 vào năm 2020. “Tạo mây nhằm gây mưa có thể khắc phục hạn hán trong nông nghiệp, cung cấp nước cho các hồ, làm dịu nhiệt độ cao và giảm ô nhiễm môi trường”, ông Yao nói.
Trung Quốc thường sử dụng i-ốt bạc, một chất gây ô nhiễm, để tạo mây. Nước này dùng i-ốt bạc để làm giảm tác động của các đợt hạn hán thường kỳ kể từ năm 1958. Mỗi máy bay thường phun 200 - 300 gram i-ốt bạc cho mỗi chuyến tạo mây.
Gia Tùng
Theo China Daily