> F-15 Nhật nghênh đón chiến đấu cơ Trung Quốc
> Nhật Bản triệu đại sứ Trung Quốc về tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Lo ngại nguy cơ đối đấu bằng vũ lực
Theo bài viết, truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang thảo luận về một biện pháp cứng rắn đối với Trung Quốc bằng cách huy động chiến đấu cơ tới không phận quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku để “bắn cảnh cáo” máy bay Trung Quốc.
Cũng theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc và Nhật Bản đang đứng trước một cuộc đối đầu, có thể gọi là một bước ngoặt và mối quan hệ Trung Nhật đang bị mờ nhạt.
“Nhật Bản đã tính toán sai về chiến lược của Trung Quốc đối với các động thái ở bên ngoài. Hồi năm ngoái, các chính trị gia Nhật Bản đã nhận định rằng, Trung Quốc sẽ không gửi máy bay chiến đấu tới khu vực này tuy nhiên Trung Quốc đã làm điều đó”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Nhiều người Nhật tin rằng họ sẽ duy trì sự hòa bình mà không cần đến vũ lực nhưng việc Nhật Bản điều máy bay trong ngày hôm qua (10-1) đã lại một lần nữa chứng minh rằng họ đã sai.
Cuộc khủng hoảng trên quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku) đã xảy ra trong một thời gian dài mà đến nay hai bên đã phải tính đến một chương trình đánh chặn nhau bằng máy bay quân sự. Đấy thực sự sẽ là một cuộc đối đầu căng thẳng.
Trung Quốc ‘phải’ sẵn sàng
Thời báo Hoàn cầu viết với giọng đe dọa: “Xã hội Trung Quốc bắt đầu ngán ngẩm với những cuộc biểu tình của người Nhật Bản. Người dân Trung Quốc mong muốn thực hiện các hành động chống lại các hành động khiêu khích của Nhật Bản. Việc Trung Quốc điều máy bay chiến đấu tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chính là một sự phản ánh của dư luận Trung Quốc”.
Nhật đã điều máy bay F-15 hôm (10-1) ra không phận đảo Điếu Ngư/Senkaku. |
Một cuộc đụng độ quân sự có thể sẽ xảy ra, Thời báo Hoàn cầu cho hay với giọng đầy 'diều hâu': "Chúng ta (Trung Quốc) không nên ảo tưởng rằng lập trường của mình có thể cản trở được Nhật Bản và cần chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất.
Trung Quốc và Nhật Bản có khả năng trở thành đối thủ lâu dài của nhau. Nhật Bản đã trở thành đội tiên phong trong chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc"
Thời báo Hoàn cầu cũng viết, xã hội Trung Quốc cần phải đạt được một số sự đồng thuận trong một số vấn đề.
Trước tiên, Trung Quốc phải cứng rắn hơn trong mọi hành động khiêu khích của Nhật Bản. Dù điều đó không khơi mào cho cuộc chiến tranh song đó có thể dẫn tới một âm mưu trả thù quân sự. Tiếp đó, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đó là làm cho Nhật Bản phải chấp nhận sự thật “số mệnh” của mình trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Điều này sẽ tốt hơn nếu không cả hai bên sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tranh chấp kéo dài.
Thời báo Hoàn cầu cũng cho biết: “Trung Quốc cần hết sức can đảm và bình tĩnh để sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự đối với bất cứ bên nào có hành động “chọc tức” Trung Quốc”
Tuy nhiên trong bài viết cũng lưu ý: “Trung Quốc và Nhật Bản đã hợp tác với nhau trong lĩnh vực thương mại và kinh tế. Hai nước nên cố gắng không để cuộc đối đầu chính trị nào xảy ra, ảnh hưởng đến kinh doanh bởi điều này có thể làm ảnh hưởng tới Trung Quốc, khiến công chúng Trung Quốc dấy lên phong trào ủng hộ cuộc đối đầu”.
Nguyễn Thủy
Theo Thời báo Hoàn cầu