Trung Quốc phát triển hệ thống radar quân sự ‘khủng’

Ông Liu Yongtan là nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu hệ thống radar mới của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Ông Liu Yongtan là nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu hệ thống radar mới của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
TPO - Các nhà khoa học Trung Quốc vừa đạt được bước tiến lớn trong việc nâng cấp công nghệ radar. Họ đang phát triển loại radar có kích thước nhỏ gọn cho tàu, nhằm tăng đáng kể năng lực thu thập thông tin trên các khu vực rộng lớn và quan trọng trên biển.

Hệ thống nâng cấp sẽ cho phép hải quân Trung Quốc phát hiện những mối đe dọa đang đến từ tàu, máy bay và tên lửa của kẻ thù sớm hơn nhiều so với trình độ của công nghệ hiện nay, báo South China Morning Post dẫn thông tin từ các nhà khoa học thuộc chương trình radar Đường chân trời (OTH) cho biết.

Chương trình này thu hút chú ý của dư luận vào đầu tuần này khi nhà khoa học đứng đầu là ông Liu Yontan, giáo sư công tác tại khoa công nghệ thông tin và điện tại ĐH Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nhận được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao giải thưởng khoa học cấp cao nhất tại buổi lễ quốc gia.

Một nhà khoa học quân sự khác là ông Qian Qihu cũng được vinh danh tại sự kiện diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm 8/1 vì thành tựu trong nghiên cứu phát triển cơ sở trú ẩn hạt nhân dưới lòng đất.

Ông Liu nói với báo chí nhà nước rằng hệ thống radar OTH giúp tăng đáng kể quy phạm vi giám sát của quân đội Trung Quốc.

“Dựa vào công nghệ truyền thống, khả năng giám sát của chúng ta chỉ có thể bao trùm 20% lãnh thổ trên biển. Với hệ thống mới, chúng ta có thể bao trùm toàn bộ khu vực”, ông Liu nói với Tân Hoa xã.

Hệ thống radar OTH đặt trên mặt đất được Mỹ và Liên Xô phát triển đầu tiên trong thời Chiến tranh Lạnh, giúp họ giám sát hàng ngàn kilomet lãnh thổ bằng cách bắn sóng radio lên tầng điện ly rồi bẻ cong xuống Trái đất.

Tuy nhiên, sau đó nhiều cơ sở như vậy đã bị đóng cửa hoặc ngừng hoạt động do nhạy cảm.

Các hệ thống radar tiêu thụ lượng điện lồ và cần được xây dựng trên địa hình bằng phẳng và thông thoáng.

Vì những hệ thống đó không thể xê dịch nên cũng dễ bị tấn công, khiến các nhà hoạch định quân sự chuyển sang các hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm trên không.

Tuy nhiên, một thành viên cấp cao trong nhóm của ông Liu xác nhận với South China Morning Post rằng hệ thống radar mới sẽ được đặt trên tàu.

Hệ thống này “sẽ tăng cường năng lực thu thập thông tin cho hải quân ở các khu vực quan trọng”, bao gồm biển Đông, Ấn Độ dương và Thái Bình đương, nhà nghiên cứu giấu tên nói.

Trung Quốc không phải nước duy nhất phát triển công nghệ này. Công ty Raytheon, một nhà thầu quân sự lớn của Mỹ, được cấp bằng sáng chế vào năm 2016 để chế tạo hệ thống tương tự.

Thiết kế của Raytheon bao gồm một tàu phát sóng và nhiều tàu nhận sóng có gắn ăng-ten trên boong.

Sóng radio được thiết bị phát bắn lên trời để thiết bị nhận thu về rồi gửi cho tàu sân bay qua vệ tinh hoặc thiết bị chuyển tiếp trên không.

Việc triển khai công nghệ đó trên biển đòi hỏi các nhà khoa học phải khắc phục được nhiều thách thức, trong đó có việc điều chỉnh tần số radar, khử cực, và điều hướng để phù hợp với khoảng cách đến vùng mục tiêu và điều kiện của tầng điện ly.

Tàu tiếp nhận tín hiệu cũng phải sử dụng công nghệ phức tạp để khắc phục những rung lắc do mặt biển gây ra.

Theo Raytheon, hệ thống này có phạm vi phát hiện lên đến hơn 1.000km và có thể bao trùm một khu vực rộng hơn 1 triệu dặm vuông, tức hơn 3,4 triệu km2, tương đương diện tích Ấn Độ.

Tầm bao phủ của radar trên một tàu khu trục Mỹ đang ở mức khoảng 300km, còn radar Boeing E-3 Sentry có thể vươn xa hơn 600km.

Theo theo SMCP
MỚI - NÓNG