Trụ sở Bộ Tư pháp Libya bị các tay súng bao vây

Một khu vực thuộc Bộ Quốc phòng Libya bị đánh bom
Một khu vực thuộc Bộ Quốc phòng Libya bị đánh bom
TPO- Một nhóm vũ trang trên xe tải đã chiếm đóng trụ sở Bộ Tư pháp tại thủ đô Tripoli của Libya, buộc toàn bộ nhân viên phải rời khỏi tòa nhà, Bộ trưởng Tư pháp Salah al-Marghani cho biết.

Theo Bộ trưởng al-Marghani, các chiến binh bao gồm từ 20 đến 30 người và ông đã cố gắng thương lượng với những chiến binh trước khi rời bỏ trụ sở nhưng không thành công.

Động thái này xảy ra trong khi Bộ Ngoại giao cũng đang bị chiếm đóng 3 ngày liên tiếp.

Những chiến binh này cho biết mục tiêu chính của học là nhằm yêu cầu chính phủ thông qua đạo luật cô lập chính trị, cấm các quan chức dưới thời cố lãnh đạo Muammar Gaddafi giữ các vị trí cấp cao trong chính phủ.

Các nhóm quan sát kêu gọi nhà chức trách Libya có các biện pháp kiềm chế các nhóm vũ trang mà theo họ các nhóm này đang đe dọa tới tương lai của đất nước.

“Các nhóm vũ trang bất hợp pháp xuất hiện với các loại vũ khí hạng nặng, chặn các trụ sở của chính phủ, đưa ra những đòi hỏi, vượt quá giới hạn của biểu tình ôn hòa. Điều này là đáng sợ, họ phải có trách nhiệm cho những hành động này”, ông Hanan Salah, một nhà nghiên cứu Quan sát Nhân quyền cho biết.

Trong vài tháng qua, các cuộc biểu tình có vũ trang liên tiếp diễn ra ở thủ đô Tripoli của Libya. Thậm chí những người biểu tình còn bao vây văn phòng chính phủ, làm gián đoạn các cuộc họp của chính phủ.

Tháng trước, những người biểu tình có vũ trang bao vây Đại hội đại biểu toàn quốc Libya trong vài giờ nhằm yêu cầu chính phủ thông qua đạo luật này.

Phan Yến
Theo CNN

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.